Bệnh tiểu đường thường liên quan chặt chẽ đến hiện tượng thừa cân, béo phì và tăng huyết áp. Vậy nên nhiều bệnh nhân tiểu đường đã tìm đến hình thức ăn chay như một chế độ ăn kiêng kiểm soát đường huyết. Ăn chay có tốt cho bệnh tiểu đường không? Ăn chay là ăn các thực phẩm có nguồn gốc thực vật, còn ăn kiêng là giảm ăn uống dưới mức nhu cầu, thậm chí nhịn ăn.
Ăn chay có đủ dinh dưỡng không?
Theo nguyên lý cơ bản của dinh dưỡng học, khẩu phần ăn hợp lý phải có đầy đủ bốn thành phần là đạm, bột đường, béo, chất khoáng và vitamin như trong Ô vuông thức ăn. Do đó việc chuyển đổi từ một chế độ ăn bình thường sang ăn chay nói chung là được phép, hợp dinh dưỡng.
Thức ăn chay có một số ưu điểm hơn thức ăn nguồn gốc động vật: ít chất béo có hại như cholesterol và các axít béo no (bão hòa), nhiều axít béo chưa no, axít béo nhiều nối đôi, nhiều vitamin E, C, A… giúp cơ thể chống oxy hóa.
Các loại ăn chay
Nguyên từ khái niệm ban đầu, thức ăn chay (ăn trai) tức thực phẩm chỉ toàn thực vật – dạng ăn chay của người theo đạo Phật, tránh sát sinh – ngược với ăn mặn (ăn mạng sống). Nhưng dần dà khi số người ăn chay nhiều lên. Thức ăn chay cũng linh hoạt cho phù hợp thực tế với mục đích chính là để thay đổi khẩu vị. Bảo vệ sức khỏe hơn là chỉ để tránh sát sinh. Hơn nữa, ngay trong Phật giáo, có những trường phái như ở Myanmar ăn chay không đồng nghĩa với không ăn thịt động vật.
Thức ăn chay hiện nay khá phong phú hơn nguyên mẫu ban đầu nhiều. Và có đến bốn nhóm được xếp loại:
- Chay tuyệt đối hoàn toàn thực vật (vegans),
- Chay có sữa (lacto-vegetarians),
- Chay có sữa và trứng (lacto-ovo-vegetarians) và
- Chay linh hoạt hay chay tương đối (flexitarians, semivegetarians). Cho phép ăn thêm thịt, cá… như ăn thực dưỡng Oshawa
Ăn chay có tốt cho bệnh tiểu đường không?
Chế độ ăn chay luôn là chế độ ăn uống rất lành mạnh, dù bạn có phải bệnh nhân tiểu đường hay không. Việc ăn chay sẽ giúp ngăn ngừa và chế ngự bệnh tiểu đường. Chế độ ăn chay mang lại nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa. Và không hề có cholesterol so với chế độ ăn truyền thống.
Lượng chất xơ cao sẽ giúp bạn cảm thấy no trong thời gian dài và giúp bạn ăn ít hơn. Điều đặc biệt là nếu bạn nạp vào cơ thể hơn 50g chất xơ mỗi ngày. Lượng đường huyết trong máu của bạn sẽ có khả năng giảm xuống.
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy chế độ ăn chay thực vật có nhiều chất xơ, chất sợi cellulose, nhiều khoáng và vitamin… không chỉ giúp người bệnh tiểu đường giảm các biến chứng mà còn đặc biệt hơn là các biến chứng tim mạch và thận.
Lưu ý chế độ ăn chay dành cho người tiểu đường
Chế độ ăn chay dành cho người bệnh tiểu đường phải đáp ứng các tiêu chí
Có nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất để giảm thiểu các biến chứng tiểu đường nguy hiểm.
Tuyệt đối không dùng bất cứ sản phẩm nào có nguồn gốc động vật nào như thịt đỏ, thịt gia cầm, thịt heo, cá; hạn chế sản phẩm đường sữa và trứng. Toàn bộ protein trong thực đơn chay sẽ được thay bằng các loại đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt và rau quả.
Những thực phẩm trong chế độ ăn chay của người tiểu đường phải chỉ số đường huyết thấp. Tránh nguy cơ tăng đường huyết khi sử dụng.
Không sử dụng các loại bơ, dầu ăn có nguồn gốc từ động vật. Mà thay bằng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu mè…
Hạn chế số lượng cơm ăn vào mỗi ngày. Để không bị đói có thể dùng thêm các loại ngũ cốc như: gạo lứt, yến mạch…