Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng gì đến con hay không? Những phụ nữ đang mong muốn có con nhưng mắc bệnh tiểu đường chắc chắn đều do dự và băn khoăn bệnh sẽ ảnh hưởng tới con sau này. Không chắc chắn mình sẽ kiểm soát tốt trong quá trình mang thai. Vậy mức độ ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và con như thế nào? Cách
Trước đây, khi phụ nữ bị bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ thường nói rằng không nên mang thai trong tương lai. Vì vậy không ít trường hợp phụ nữ mang thai bị tiểu đường đều quyết định phá thai. Hiện nay, đối với những câu hỏi như trước về việc phụ nữ bị tiểu đường có nên mang thai không. Họ có thể yên tâm rằng phụ nữ bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể mang thai.
Việc khẳng định phụ nữ bị tiểu đường có thể mang thai sẽ giúp tạo động lực kiểm soát tốt đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên cũng có những điều kiện cho phép mang thai nhất định đối với phụ nữ bị tiểu đường mà người bệnh nên chú ý.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng gì đến mẹ?
Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non. Tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, mổ lấy thai. Về lâu dài, các thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2. Và các biến chứng liên quan đặc biệt là biến chứng tim mạch. Các tai biến thường gặp là:
Cao huyết áp
Tiểu đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp hơn các thai phụ bình thường. Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi như: tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non và tăng tỷ lệ chết chu sinh.
Tỷ lệ các thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ bị tiền sản giật khoảng 12% cao hơn so với các thai phụ không bị đái tháo đường thai kỳ. Vì vậy, đo huyết áp, theo dõi cân nặng, tìm protein niệu thường xuyên cho các thai phụ đái tháo đường thai kỳ là việc làm rất cần thiết trong mỗi lần khám thai định kỳ
Sinh non
Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non so với các thai phụ không bị đái tháo đường thai kỳ. Các nguyên nhân dẫn đến sanh non là do kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, tăng huyết áp.
Đa ối
Dịch ối nhiều thường bắt đầu thấy từ tuần thứ 26 – 32 của thai kỳ. Dịch ối nhiều cũng làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.
Sẩy thai và thai lưu
Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, các thai phụ hay bị sẩy thai liên tiếp cần phải được kiểm tra glucose huyết một cách thường quy
Nhiễm khuẩn niệu
Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ nếu kiểm soát glucose huyết tương không tốt càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Nhiễm khuẩn niệu có thể không có triệu chứng lâm sàng, nhưng làm cho glucose huyết tương của thai phụ mất cân bằng và cần phải được điều trị. Nếu không được điều trị sẽ dễ dàng dẫn tới viêm đài bể thận cấp, từ đó gây ra rất nhiều các tai biến khác như nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối
Ảnh hưởng về lâu dài
Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng, các phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao diễn tiến thành đái tháo đường typ 2 trong tương lai. Ngoài ra, thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ sẽ tăng nguy cơ bị đái tháo đường trong những lần mang thai tiếp theo. Họ cũng dễ bị béo phì, tăng cân quá mức sau sinh nếu không có chế độ ăn và luyện tập thích hợp.
Các bệnh lý có thể mắc như: huyết áp tăng, bệnh lý về võng mạc, mạch vành, tiết niệu bị nhiễm trùng. Nguy cơ tiểu đường trong tương lai hoặc nguy cơ nhiễm độc thai nghén là rất cao…
Tuy nhiên bà bầu vẫn có thể sinh thường được nếu kiểm soát lượng đường trong máu tốt. Việc chỉ định sinh thường hay sinh mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ sẽ đưa ra phương án tốt nhất. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ cần kiểm soát mức đường huyết tránh nguy cơ sảy thai rất cao. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ nguy cơ sinh mổ rất cao.
Nguy cơ phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ và mắc tiểu đường sau sinh lên tới 5-20%. Sau khi sinh thì bệnh tiểu đường có thể sẽ nặng hơn.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng gì đến thai nhi
Thai nhi lớn:
Khi mẹ bị tiểu đường thì lượng đường huyết tăng dẫn đến tăng tiết insuIin ở thai nhi để tiêu thụ đường. Bé cũng tăng trưởng và trữ năng lượng ở dạng glycogene (ở vùng mỡ) khiến thai to.
Việc thai quá to sẽ dẫn đến nguy cơ sinh mổ rất cao và nếu đẻ thường sẽ dễ có hậu quả sang chấn. Ngoài ra, thai nhi tuy to nhưng sẽ phát triển kém sau sinh. Các chức năng như não bộ, tâm thần không hoàn thiện.
Thai to là một trong những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ
Nguy cơ bị vàng da nhẹ:
Lượng bilirubin trong máu sẽ tăng lên dẫn đến nguy cơ này.
Trẻ bị hạ đường huyết sau sinh, việc này kéo dài và trầm trọng có thể gây tổn thương não bộ của trẻ.
Suy hô hấp:
Phổi của thai nhi trong tử cung trưởng thành chậm dẫn đến nguy cơ con bị suy hô hấp nặng. Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì tỷ lệ con bị suy hô hấp cao hơn gấp 5-6 lần so với những mẹ bầu bình thường khác.
Dị tật:
Tỷ lệ dị tật thai nhi, chậm phát triển hoặc tử vong cao hơn ở những mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ đồng nghĩa với việc tăng đường huyết và tăng insuIin ở thai nhi. Và sau sinh trẻ sẽ không được “chu cấp” lượng đường nhiều khi còn ở trong bụng mẹ nữa . Dẫn đến tình trạng thừa insuIin còn đường máu dưới mức bình thường. Điều này khiến các tế bào thần kinh não bộ bị tổn thương. Ngoài ra mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ khiến con to hơn bình thường nên nguy cơ đẻ non là rất cao. Và khi ấy trẻ sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp (suy hô hấp).
Làm gì khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ bị tiểu đường nên có kế hoạch mang thai rõ ràng. Chọn thời điểm thích hợp nhất để mang thai. Nếu phụ nữ bị tiểu đường chỉ tiến hành kiểm soát đường huyết sau khi biết mình mang thai sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Phụ nữ bị tiểu đường có thể kiểm soát bệnh tốt trong những điều kiện cho phép. Ngay từ khi bệnh khởi phát thì hoàn toàn có thể mang thai, sinh con bình thường.
Thường xuyên theo dõi đường huyết
Việc mang thai sẽ làm cho cơ thể bạn cần năng lượng để chuyển đổi, lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh. Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng cho thai phụ
- Nên ăn chia nhiều bữa nhỏ ngoài 3 bữa chính có thể thêm từ 2-3 bữa phụ.
- Tránh ăn quá nhiều ở một bữa gây tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết khi xa bữa ăn.
- Thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa chua không đường, sữa không béo và không đường.
- Gạo lứt, các loại đậu, rau xanh, củ quả, cà chua, dầu oliu và ăn các loại trái cây ít có vị ngọt.
Thai phụ cần kiêng những thực phẩm sau
- Hạn chế ăn những thực phẩm gây tăng đường huyết như: Bánh kẹo, trái cây ngọt( như Na, Mít…), kem, chè…
- Hạn chế ăn nhiều tinh bột.
- Thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối như: Thịt khô, mì gói, xúc xích,, đồ ăn đóng hộp….
- Hạn chế ăn mặn, hạn chế lượng natri đưa vào cơ thể <6g / ngày.
- Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo như: Lòng đỏ trứng, bơ, thực phẩm chiên xào, mỡ động vật,…
- Hạn chế đồ uống có chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê… Nước ép trái cây ngọt, nước có ga, nước đóng sẵn có chứa hương liệu…
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là một cách để kiểm soát lượng đường trong máu. Nó giúp cân bằng lượng thức ăn. Để bác sĩ kiểm tra sức khỏe của bạn trước khi tập thể dục. Thông thường, bạn có thể tập thể dục thường xuyên trong và sau khi mang thai. Tập thể dục mỗi ngày 30 phút và ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Bạn có thể đi bộ nhanh, bơi lội hoặc chơi với trẻ em.
Sử dụng insulin nếu thấy cần thiết
Đôi khi một người phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ phải sử dụng insulin. Nếu bác sĩ của bạn yêu cầu sử dụng insulin thì hãy dùng nó theo hướng dẫn để kiểm soát lượng đường trong máu.
Xét nghiệm bệnh tiểu đường sau khi sinh con
Xét nghiệm bệnh tiểu đường sau 6-12 tuần sinh em bé, và sau đó định kỳ 1-3 năm.
Đối với hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, bệnh tiểu đường hết ngay sau khi sinh con. Nếu bệnh tiểu đường của bạn vẫn chưa khỏi, bệnh tiểu đường này gọi là tiểu đường loại 2. Ngay cả khi hết bệnh tiểu đường sau khi sinh, một nửa số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau này sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2.
Sau thai kỳ, những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần phải tập luyện thể dục và cần có một chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa và trì hoãn sự phát tác thành tiểu đường loại 2. Người mẹ cũng gặp bác sĩ để kiểm tra lượng đường huyết mỗi 1-3 năm.