Bệnh đái tháo đường type 2 là một bệnh tiến triển, trong đó các nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Các biến cố vi mạch và tử vong đều có liên quan mật thiết đến tình trạng tăng đường huyết. Quá trình bệnh chủ yếu được đặc trưng bởi sự suy giảm chức năng tế bào beta và tình trạng kháng insulin chuyển biến xấu. Bạn biết gì về sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 và cách thuyên giảm?
Vì sao tiểu đường type 2 lại tiến triển nặng hơn?
Trong các trường hợp điển hình, khi người mắc bệnh gặp thất bại trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Do chế độ ăn uống và lối sống thiếu khoa học thì cần phải sử dụng metformin.
Năm tháng trôi qua, người bệnh dường như sẽ tự cảm nhận được bệnh đang tiến triển nặng hơn. Đi kèm với đó là việc phải uống càng nhiều các loại thuốc điều trị bệnh như gliclazide. Nếu vẫn không thể kiểm soát tốt bệnh thì bạn có thể cần phải dùng đến insulin. Về bản chất, việc làm chậm lại sự tiến triển của bệnh đái tháo đường type 2 thường là mục tiêu được kỳ vọng.
Bệnh tiểu đường type 2 xuất hiện và gây ra một loạt các biến chứng bao gồm bệnh võng mạc (thị lực bị tổn thương), bệnh thần kinh (dây thần kinh bị tổn thương) và bệnh thận (thận bị tổn thương). Việc mắc bệnh đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim.
Bệnh tiểu đường type 2 tiến triển nhanh như thế nào?
Bệnh tiểu đường type 2 có xu hướng phát triển chậm hơn so với đái tháo đường type 1. Thế nên thường phải mất một vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm, người bệnh mới biết mình mắc phải vấn đề sức khỏe này. Bệnh tiểu đường type 2 cũng có thể xuất phát từ tiền tiểu đường.
Bên cạnh đó, các triệu chứng có thể xuất hiện rất chậm. Từ đó làm cho việc phát hiện các dấu hiệu bệnh khó khăn hơn.
Ngoài các đặc điểm nhận diện phổ biến như tầm nhìn kém, buồn nôn, chóng mặt, đi tiểu thường xuyên. Thì các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 còn có thể bao gồm khô miệng và đau chân.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2 đang tiến triển nặng hơn?
Có không ít người bệnh đái tháo đường không thể nhận biết tình trạng sức khỏe của bản thân đang có chiều hướng chuyển biến xấu một cách kịp thời. Nguyên do là họ không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy tình trạng đái tháo đường có các dấu hiệu trở nặng. Do việc kiểm soát chỉ số đường huyết thiếu hiệu quả. Các dấu hiệu bao gồm:
- Tiểu gắt
- Mất khẩu vị
- Tê bì tay chân
- Thị lực yếu rõ rệt
- Sút cân không lý do
- Vết thương ngoài da lâu lành.
Giảm cân và thay đổi lối sống giúp làm thuyên giảm bệnh tiểu đường type 2
Đã từng có quan niệm rằng không thể làm chậm lại sự tiến triển của bệnh tiểu đường type 2. May mắn thay, điều này đang thay đổi nhanh chóng nhờ vào sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau.
Trước kia, đái tháo đường type 2 được xem như đường một chiều: Một căn bệnh mãn tính, tiến triển. Và không thể đảo ngược, đòi hỏi phải tăng lượng thuốc để kiểm soát theo thời gian.
Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu biết cách. Bạn có thể làm thuyên giảm quá trình tiến triển của đái tháo đường type 2.
Sự thuyên giảm của đái tháo đường type 2 gồm những gì?
Sự thuyên giảm bệnh tiểu đường mang ý nghĩa tích cực rằng lượng đường trong máu của bạn đạt mức khỏe mạnh mà không cần phải phụ thuộc vào bất kỳ loại thuốc trị đái tháo đường nào.
- Thuyên giảm ổn định: Trong vòng một năm hoặc hơn, chỉ số HbA1c của bạn sẽ ở mức bình thường và đường huyết được chuyển hóa ổn định mà không cần sử dụng thuốc trị tiểu đường. Tuy nhiên, bạn vẫn cần được kiểm tra lượng đường trong máu, huyết áp, cholesterol và các vấn đề về thận và mắt.
- Thuyên giảm kéo dài: Trong vòng 5 năm hoặc hơn, chỉ số HbA1c và lượng đường trong máu đạt mức bình thường mà không cần sử dụng thuốc tiểu đường, tình trạng bệnh sẽ được xem như thuyên giảm kéo dài. Mặt khác, bạn vẫn có thể cần xét nghiệm sức khỏe định kỳ nhằm phòng ngừa bất kỳ vấn ở về tim, mắt, chân hoặc các vấn đề sức khỏe khác mà bạn mắc phải từ bệnh tiểu đường, ngay cả khi chúng đã có cải thiện hơn trước đây.
>>Xem thêm: Một số sai lầm khi chăm sóc và điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 dẫn đến những biến chứng