Một số nguyên nhân bệnh tiểu đường mà bạn có thể không biết dẫn đên một số biến chứng nguy hiểm vì có tình trạng đường huyết tăng cao. Cơ thể không sản sinh đủ insulin, dẫn đến một số triệu chứng bao gồm giảm cân, đi tiểu thường xuyên, giảm miễn dịch, mệt mỏi, giảm huyết áp…
Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường đều xuất phát từ thiếu insulin. Tiểu đường tuýp 1 sẽ do chất insulin bị thiếu hụt. Bệnh tiểu đường tuýp 2 do bài tiết không đủ nhu cầu của cơ thể. Hai nguyên nhân này sẽ gây ra hiện tượng đường thiếu hụt trong máu gây ra bệnh tiểu đường
Gen di truyền là nguyên nhân tiểu đường
Trong gia đình, nếu bố mẹ có tiền sử bệnh tiểu đường tuýp 1 thì khả năng di truyền cho con là khoảng 30%. Nếu gia đình có bố bị tiểu đường thì khả năng con bị di truyền là khoảng 6%. Nếu chỉ duy nhất mẹ thì tỷ lệ di truyền là 4% và 1% khi người phụ nữ trên 25 tuổi.
Ở tiểu đường type 1, gen đóng vai trò trong việc gây ra bệnh. Tuy nhiên, gen không phải là nguyên nhân tất cả để gây ra bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Môi trường góp phần lớn vào quá trình sinh bệnh nó bao gồm: gen của bố mẹ bạn, nơi bạn sinh ra và lớn lên. Những thực phẩm, lượng thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể.
Tất cả những con số có thể gây nhầm lẫn. Hãy nhớ rằng hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 đều có người thân bị bệnh tiểu đường.
Béo phì nguyên nhân gây bệnh tiểu đường:
Béo phì là căn nguyên của đái tháo đường type 2 và đang có xu hướng trẻ hóa. Ngoài ra kết hợp với một số yếu tố di truyền hoặc ngoại cảnh như stress. Thức ăn có nhiều chất oxi hóa, chất bảo quản, chất độc… sẽ dẫn tới đái tháo đường type 2.
Trong cơ thể người, béo phì tồn tại một trạng thái bệnh lý đặc thù gọi là chất đề kháng insulin. Sau khi ăn, một lượng đường khá lớn được hấp thu vào trong máu, thông qua huyết dịch mà tuần hoàn đến mọi nơi trong cơ thể. Nhờ có insulin đường mới đi vào tế bào, được cơ thể sử dụng. Lượng đường glucose trong máu được duy trì trong một phạm vi an toàn nhất định cũng nhờ insulin.
Với người béo phì, thời kỳ đầu mới phát béo, chức năng sản xuất insulin còn bình thường. Nhưng dần dần do sự đề kháng insulin tăng lên làm hiệu quả hoạt động của chất này giảm sút. Để khắc phục hiện tượng này, tuyến tụy phải hoạt động quá sức dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy giảm dần. Lúc này insulin trong cơ thể sẽ không đủ để duy trì việc chuyển hóa đường trong máu ở mức bình thường nữa. Do vậy đái tháo đường xuất hiện.
Ít vận động cũng là nguyên nhân tiểu đường
Lối sống lười vận động, ăn uống không kiểm soát là nguyên chính gây nên tình trạng gia tăng người mắc đái tháo đường tuýp 2
Người làm các công việc ít vận động như làm tại văn phòng, bệnh viện… dễ mắc bệnh đái tháo đường. Có bệnh đái tháo đường cao gấp 3 lần những người lao động chân tay.
Thiếu ánh sáng mặt trời là nguyên nhân tiểu đường
Nghiên cứu cho rằng, những người thiếu vitamin D sẽ đối mặt với nguy cơ tiền đái tháo đường. Nếu không chữa trị, họ có thể mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong vòng 10 năm.
Hơn nữa, nguy cơ hội chứng chuyển hóa – thuật ngữ y tế chỉ một nhóm các bệnh tăng huyết áp, dư thừa chất béo, bệnh tiểu đường – cũng tăng lên.
Không chỉ vậy, thiếu ánh sáng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, đột quỵ và những trường hợp liên quan đến mạch máu.
Vitamin D có liên quan chặt chẽ tới quá trình chuyền hóa glucose làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn béo phì. Vì vậy, để cải thiện sức khỏe cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và có nhiều hoạt động ngoài trời”
Thịt đỏ nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2
Thịt đỏ, đặc biệt là thịt đỏ đã chế biến như thịt lợn muối xông khói, xúc xích kẹp bánh mì (hot dog). Chính thực phẩm đó có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2. Thịt đỏ càng được chế biến nhiều thì nguy cơ càng cao.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu có khẩu phần ăn hàng ngày là 100g thịt đỏ như bít-tết hay thịt bò băm viên. Kết quả là khoảng 20% tiến triển thành bệnh đái tháo đường. Những đối tượng chỉ ăn 1/2 số lượng thịt đã chế biến này như 2 lát thịt lợn muối hoặc 1 cái xúc xích. Kết quả là đến 51% có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Tiền đái tháo đường thường xảy ra khi tế bào của cơ thể trở nên đề kháng với tác dụng của insulin. Hơn nữa, thịt đỏ còn chứa một hàm lượng sắt rất cao. Khi kết hợp với số lượng sắt dự trữ trong cơ thể đã làm tăng nguy cơ gây bệnh đái tháo đường týp 2.
Các yếu tố khác là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Ngoài các yếu tố nguy cơ trên, sau đây là một số yếu tố liên quan đến bệnh tiểu đường ít người biết tới:
Thân hình “trái táo”
Những ai có thân hình mảnh dẻ nhưng vòng 2 “quá khổ” hoặc có tạng người hình “trái táo”. Có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn những người mập ở những vùng khác như mông hoặc đùi. Nguyên nhân là vì lượng mỡ tích tụ quanh các nội tạng trong bụng. Từ đó sinh ra những chất gây mất cân bằng insulin và glucose, gây ra bệnh.
2.1 Buồng trứng đa nang
Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 do đa nang buồng trứng có liên quan đến tình trạng mất cân bằng insulin. Cùng với chức năng kiểm soát đường huyết, insulin cũng kích thích buồng trứng tạo ra nội tiết tố testosterone quá mức ở phụ nữ. Khi mức insulin bắt đầu tăng nhiều và gây tổn hại buồng trứng và tuyến tụy, người phụ nữ có thể mắc bệnh tiểu đường.
Ngáy ngủ
Những người mắc tật ngáy ngủ nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng thêm 50%. Tật ngáy càng nặng, nguy cơ cao huyết áp càng lớn và đàn ông dễ mắc bệnh hơn phụ nữ.
Bỏ bữa ăn sáng
Việc bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh.
Giờ giấc công việc bất thường
Người thường xuyên đổi ca làm việc giữa ngày và đêm trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thể 2 tăng 50%. Những người có giờ giấc làm việc không ổn định dẫn đến rối loạn nhịp sinh học, gây ra bệnh.
Ăn uống thức ăn từ đồ đựng bằng nhựa
Việc ăn uống thực phẩm được đựng trong các đồ dùng bằng nhựa. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì các hóa chất dùng để sản xuất chúng có thể gây ra đề kháng insulin và tăng huyết áp
Phòng ngừa các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
Giảm trọng lượng
Chỉ cần giảm được 5% số cân nặng, cho dù là ở những người béo phì cũng có thể giảm nguy cơ bị tiểu đường tới 70%. Trung bình giảm được 2-3 kg là tránh được nguy cơ một cách đáng kể. Vì thế, hãy kiểm soát lượng tiêu thụ calo mỗi ngày và nên có chế độ ăn uống để có thể giảm cân một chút cũng được.
Đi bộ càng nhiều càng tốt
Vận động giúp cơ thể sử dụng hormone insulin hiệu quả hơn bằng cách tăng số lượng cơ quan thụ cảm insulin vào tế bào. Insulin giúp vận chuyển đường máu vào tế bào, để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng.
Thường xuyên đi bộ ít nhất 5 ngày một tuần. Rèn luyện thói quen đi bộ 10-30 phút mỗi ngày giúp lượng đường huyết của người bệnh ổn định trong 24 giờ. Vì thế bệnh nhân bị đái tháo đường nên tích cực đi bộ để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh.
Kết hợp hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý
Tham gia các môn thể thao hợp lý như yoga, tập thiền hay đi bộ. Hãy dành trọn ngày để nghỉ ngơi, vui vẻ cùng gia đình. Tránh dành cả ngày vào những việc lặt vặt như mua sắm, làm thêm hay dọn dẹp nhà cửa…
Ngủ ngon
Cũng là cách ngăn ngừa đái tháo đường. Khi mất ngủ, hệ thống thần kinh bị rối loạn. Là nguyên nhân tác động tới hormone kiểm soát lượng đường huyết. Để ngủ ngon, tránh uống cà phê buổi tối, xem tivi quá khuya và hãy gác công việc lại.
Tinh thần thoải mái
Xây dựng mối quan hệ tốt và tránh căng thẳng. Tránh căng thẳng là một liệu pháp quan trọng để kiểm soát lượng đường trong máu.
Chế độ ăn lý tưởng
Tăng cường ăn rau, giảm chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Kiểm soát khẩu phần ăn của mình. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Tránh các loại thức uống có đường.
Ngoài ra xét nghiệm máu đơn giản về đường huyết sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm bệnh tiểu đường. Từ đó có những thay đổi về chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.