Việc kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng để phòng và điều trị bệnh tiểu đường. Một người sẽ không biết được mình có bị bệnh tiểu đường hay không nếu như không dựa vào chỉ số đường huyết. Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu về chỉ số đường huyết trong bài sau.
1. Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index) được định nghĩa là giá trị chỉ nồng độ glucose có trong máu. Chỉ số đo bằng đơn vị là mmol/L hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.
Glucose (đường) là nguồn năng lượng chính của cơ thể và cũng là nguyên liệu quan trọng, cần thiết cho tổ chức não bộ và hệ thần kinh.
2. Phân loại chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết trong cơ thể chúng ta không hề giống nhau ở các thời điểm trong ngày. Có ý nghĩa giúp xác định nồng độ glucose trong máu của người tại thời điểm khảo sát là bao nhiêu. Từ đó, chúng ta có thể xác định được người bệnh đang ở mức bình thường, tiền đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường. Để thống nhất, người ta sẽ dựa vào 4 xét nghiệm sau đây:
- Xét nghiệm chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: mẫu máu được lấy tại các thời điểm bất kỳ trong ngày.
- Xét nghiệm chỉ số đường huyết khi đói: mẫu máu sẽ được lấy ít nhất 8h sau khi ăn.
- Xét nghiệm chỉ số đường huyết qua dung nạp glucose: người cần xét nghiệm sẽ uống 75g glucose, sau đó lấy mẫu máu kiểm tra sau 2, 4, 6, 8h…
- Xét nghiệm HbA1c: là giá trị phản ánh nồng độ đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng qua, cho kết quả chính xác, ít sai lệch.
3. Bảng chỉ số đường huyết và cách xác định gì
Tùy theo lứa tuổi, giai đoạn của bệnh, mức độ của các biến chứng…mà chỉ số nồng độ glucose của mỗi người sẽ khác nhau. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ chuyên khoa khám cho bạn.
4. Cách đo các chỉ số đường huyết
4.1 Chỉ số an toàn, bình thường
Đường huyết bình thường trong có thể rơi khoảng từ 70-99 mg/dL tương đương với 3.9 – 5.55 mmol/L.
Khi hoạt động bình thường, lượng đường trong máu phục hồi ở khoảng 82-110mg/dL tương đương với 4,4 – 6,1 mmol/L.
Đường huyết sau ăn 2h: đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL)
4.2 Chỉ số nồng độ glucose chuẩn đoán tiền tiểu đường
Xét nghiệm đường huyết lúc đói: 100 – 125 mg/dL tương đương với 5.6-6.9 mmol/L.
Chỉ số HbA1c: 5,7 – 6,4%.
Nghiệm pháp dung nạp glucose: 140 – 199mg/dL tương đương với 7,8 – 11,0 mmol/L.
4.3. Chỉ số nồng độ glucose của người mắc bệnh tiểu đường
Khi mắc bệnh đái tháo đường, chỉ số nồng độ glucose của người bệnh sẽ như sau:
Thực hiện xét nghiệm đường glucose hai lần liên tiếp: >=126 mg/dL (7mmol/L)
Đường huyết ngẫu nhiên được do bất kỳ thời điểm nào trong ngày: >=200 mg/dL (11.1 mmol/L)
Chỉ số đường huyết trước bữa ăn: 4 – 7 mmol(72 mg/dL – 128mg/dl) cho những người bệnh loại 1 và loại 2.
Chỉ số nồng độ glucose sau ăn: dưới 9mmol/L (162 mg/dl) cho những bệnh nhân có loại 1 và 8,5mmol (153mg/dl) cho người bệnh loại 2.
Xét nghiệm HbA1c: >= 6,5%.
Nghiệm pháp dung nạp glucose sau 2h (uống một lượng đường trước khi tiến hành): <=200 mg/dL (11.1mmol/L).
4.4 Chỉ số nồng độ glucose của phụ nữ đang mang thai
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể phụ nữ tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho hai người. Vì thế, lượng đường trong máu sẽ giảm. Mức đường huyết bình thường với phụ nữ mang thai thấp hơn so với những người không mang thai.
Dựa trên các nghiên cứu hiện nay, đường huyết bình thường trong thai kỳ nằm trong khoảng:
– Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43)
– Đường huyết một giờ sau ăn: 108.9 mg/dL ± 12.9 (6.05mmol/L ± 0.72)
– Đường huyết hai giờ sau ăn: 99.3 mg/dL ± 10.2 (5.52mmol/L ± .57)
5. Nguyên nhân khiến chỉ số đường huyết bị thay đổi
Chỉ số nồng độ glucose trong máu không ổn định là nguyên nhân của những biến chứng ở bệnh tiểu đường. Do những thói quen ăn uống hay sinh hoạt của mỗi người. Nguyên nhân cụ thể như sau:
- Chế độ ăn uống: Chỉ số đường huyết bị ảnh hưởng khi thay đổi giờ ăn, thức ăn và số lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Cần chú ý đến chỉ mức đường chứa trong thực phẩm có chỉ số đường thấp hơn 70 là tốt nhất. Ví dụ trong những loại như: đậu xanh, khoai lang, cà rốt, bún, bưởi, đào, cam…
- Chế độ tập luyện và lao đông: Nếu bạn hoạt động cơ thể quá sức có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ. Hơn nữa, vận động mạnh còn làm tiêu hao nhiều năng lượng. Dẫn đến việc ăn nhiều hơn để bù đi phần năng lượng tiêu hao. Nếu vượt quá giới hạn cho phép có thể khiến bạn bị hạ đường huyết.
- Uống thuốc đái tháo đường: Việc tự ý uống thuốc điều trị bệnh đái đường hay dừng lại đột ngột mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Từ đó có thể dẫn đế những tác dụng phụ và làm chỉ số đường huyết tăng bật trở lại, gây những nguy hiểm cực lớn.
- Tâm lí bất ổn, stress hoặc bệnh lý kéo dài: là nguyên nhân đẩy mức đường trong máu lên cao và vượt quá ngưỡng an toàn.
- Mắc các bệnh lí khác như: Cảm cúm, đau dạ dày, viêm phổi, tiêu chảy…
- Uống nhiều rượu bia hoặc đang dùng thuốc: Người bệnh tránh xa các loại rượu bia vì nó là nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao.
6. Cách duy trì chỉ số đường huyết an toàn
Từ nguyên nhân dẫn đến chỉ số đường huyết thay đổi thì chúng ta có cách duy trì chỉ số an toàn. Đảm bảo sức khỏe, duy trì mức độ đường huyết ổn định, khỏe mạnh. Hãy áp dụng chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và duy trì một lối sống khỏe mạnh để duy trì mức đường huyết lành mạnh hơn.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên và đều đặn;
- Bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi: như nho, dâu và quả mọng giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn;
- Đều đặn uống thuốc hạ đường huyết hay tiêm insulin: Cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay thêm thuốc mới mà không có sự đồng ý của bác sĩ;
- Thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần: Không được bỏ qua bữa sáng do ăn sáng giúp ổn định lượng đường huyết suốt cả ngày. Kết hợp lành mạnh protein, tinh bột và chất béo cộng với các loại trái cây. Sử dụng các loại hạt sẽ giúp bạn duy trì một lượng đường huyết ổn định;
- Tập thể dục: Bạn nên tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần. Lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi tập.
- Uống sữa: Sữa làm giảm đáng kể nguy cơ kháng insulin. Các protein và enzyme trong sữa đã làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu. Uống sữa mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ kháng insulin lên tới 20%.