Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường là một bệnh chuyển hóa phổ biến ở người hiện đại. Đây là một bệnh có tỷ lệ mắc tương đối cao trong những năm gần đây.
Bệnh đái tháo đường không đến bất ngờ
Đặc biệt là nhóm người sau khi bước vào tuổi trung niên, khả năng trao đổi chất của cơ thể đã giảm và có nhiều thói quen xấu được duy trì hàng ngày trong cuộc sống đã làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường.
Một khi bạn bị tiểu đường, bạn không chỉ phải đặc biệt chú ý kiểm soát chế độ ăn uống, mà có nhiều loại thực phẩm có thể không còn phù hợp với bạn. Các biến chứng của bệnh tiểu đường cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.
Trên thực tế, bệnh tiểu đường không phải là căn bệnh xảy ra một cách “đột ngột”. Nếu bạn có cảm giác mình rơi vào 4 biểu hiện trong khi ngủ được nêu ra sau đây, bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu càng sớm càng tốt.
Chúng ta biết rằng, bệnh tiểu đường không tấn công ai một cách bất ngờ, mà là một quá trình “tích lũy” lâu dài. Do đó, điều rất quan trọng là phải chủ động loại bỏ các thói quen xấu, tích cực tập thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn trong cuộc sống thường nhật.
Chỉ khi chúng ta giữ nguyên tắc tuân thủ lâu dài các thói quen tốt, cơ thể của chúng ta sẽ khỏe mạnh hơn và từ đó ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nếu cơ thể có bốn biểu hiện này trong khi ngủ, có thể là lượng đường trong máu đang tăng cao. Hãy chắc chắn chú ý đến việc kiểm tra càng sớm càng tốt.
Các biểu hiện trong khi ngủ cần chú ý
Đi tiểu vào ban đêm thường xuyên
Ngoại trừ việc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc bị bệnh thận. Mọi người thường ít khi phải thức dậy và đi tiểu đêm. Người cao tuổi phổ biến là từ một hoặc hai lần. Nhưng nếu khi bạn rơi vào trường hợp bị thức dậy đi tiểu đêm thường xuyên, cần phải đặc biệt chú ý. Có thể là một trong những biểu hiện ban đầu của bệnh tiểu đường.
Khi insulin tuyến tụy của cơ thể bị mất cân bằng, nó sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng và giảm. Tuyến tụy là một hệ thống trao đổi chất. Do đó dẫn đến hiện tượng tiểu đêm sẽ xảy ra thường xuyên.
Tâm trạng lo lắng, bồn chồn, đổ mồ hôi
Khi chúng ta nằm ngủ, cơ thể thường ở trạng thái tương đối yên tĩnh. Trong khi ngủ, cơ thể của người bình thường tiêu thụ ít đường trong máu. Nhưng nếu bạn cảm thấy lo lắng bồn chồn và đổ mồ hôi trong khi ngủ. Đó có thể là dấu hiệu hạ đường huyết (đường trong máu thấp).
Thông thường, bệnh tiểu đường ở giai đoạn sớm có thể có những dấu hiệu này xảy ra. Sau khi một người ngủ say, lưu lượng máu ở trạng thái tăng đường huyết sẽ hoạt động chậm hơn. Trong khi cơ thể vẫn cần nhiệt lượng, điều này sẽ gây ra sự tiêu thụ glucose trong máu, sẽ gây hạ đường huyết.
Do đó, nếu điều này xảy ra thường xuyên, nên chú ý đến việc đo lượng đường trong máu của bạn kịp thời.
Có cảm giác kiệt sức và đói
Khi lượng đường trong máu của một người trở nên cao hơn, khả năng chuyển hóa đường của cơ thể sẽ xuất hiện sự bất thường và suy giảm. Vì vậy ngay cả sau khi ăn bữa tối, bạn vẫn rất dễ bị đói trước khi đi ngủ.
Khi chúng ta có cảm giác đói, cơ thể không thể nhận đủ số lượng calo cần thiết, sẽ xuất hiện cảm giác bị suy nhược, mệt mỏi, không có sức lực và các triệu chứng khác.
Do đó, một khi các triệu chứng như vậy thường xuyên xuất hiện trước khi đi ngủ. Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu.
Thường xuyên cảm thấy khát nước
Các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường là “ba tăng và một giảm”. Những triệu chứng này cũng được thể hiện rõ ràng hơn trong khi ngủ.
Nếu trong khi bạn ngủ, thường xuyên cảm thấy dễ bị khát và khó chịu. Uống nước xong rồi vẫn thấy khát, điều này cần phải được chú ý. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có thể làm cho việc tiết dịch cơ thể giảm, khiến bạn dễ bị khô miệng và khát nước. Đồng thời đi kèm với bệnh tiểu đêm. Khi một các dấu hiệu như vậy xảy ra, nên chú ý đi khám kịp thời.
Một khi một người thường có dấu hiệu xuất hiện 4 triệu chứng trên trước khi đi ngủ. Buộc bạn phải chú ý đến lượng đường trong máu của chính mình.
Ngoài ra, lời khuyên thêm dành cho bạn là trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Mọi người phải tập thể dục thường xuyên, điều chỉnh cấu trúc chế độ ăn uống. Tránh thức khuya, tránh căng thẳng và mệt mỏi quá mức.
Nên ưu tiên việc chăm sóc sức khỏe để cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Từ đó bạn sẽ tránh xa được bệnh tiểu đường.