Ít ai biết rằng có bệnh phổi do bệnh tiểu đường type 2. Bởi khi nhắc tới bệnh tiểu đường thì hầu hết người bệnh thường chỉ nghĩ tới các bệnh về tim, mắt, thận, thần kinh, mạch máu … Ở bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh phổi do bệnh tiểu đường. Cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi do bệnh tiểu đường type 2?
Nguyên nhân khiến cho người bệnh tiểu đường type 2 mắc bệnh phổi đó là:
- Nguyên nhân thứ nhất: Do tổn thương ở các mạch máu nhỏ tới nuôi dưỡng phổi. Khi đường huyết tăng cao hoặc tăng giảm không ổn định sẽ khiến cho nhiều chất thải được sản sinh. Điều này khiến cho các mạch máu nuôi dưỡng phổi bị tổn thương làm cho hoạt động của phổi bị giảm.
- Nguyên nhân thứ hai: Do hệ miễn dịch của người bệnh tiểu đường type 2 bị giảm. Chính điều này khiến cho cơ thể thiếu sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bệnh ngoài.
Ngoài do 2 nguyên nhân chính trên thì còn thêm nguyên nhân nữa đó là do béo phì, bệnh lý trên thần kinh, thận, tim mạch làm giảm sức đề kháng của cơ, thúc đẩy các bệnh lý ở phổi phát triển.
Bệnh phổi do bệnh tiểu đường type 2 có mấy loại?
Mỗi tác nhân gây bệnh khác nhau thì người bệnh tiểu đường type 2 sẽ bị các bệnh về phổi khác nhau. Thông thường người bệnh sẽ mắc các bệnh về phổi sau:
Các loại bệnh phổi do bệnh tiểu đường gây nên
- Viêm phổi: Đây là căn bệnh phổi do bị nhiễm các chủng vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu và một số chủng vi khuẩn khác. Bệnh thường có các triệu chứng như là: khó thở, sốt, ho (có đờm hoặc không), có cơn rét run, đau ngực, đau đầu, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, đau cơ…
- Bệnh lao phổi: Đây là căn bệnh do lây truyển chủ yếu qua đường hô hấp do vi khuẩn lao gây nên. Một số triệu chứng thường gặp đó là ho kéo dài, khạc đờm, ho ra máu…
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Đây là căn bệnh có nguyên nhân chính là từ hút thuốc lá. Các triệu chứng thường gặp là ho mãn tính (ho kéo dài); ho có đờm; thở gấp hay thở khò khè và có cảm giác khó chịu, đau tức ở ngực.
Cách phòng bệnh phổi do bệnh tiểu đường type 2
Người bệnh tiểu đường type 2 để không bị mắc các bệnh liên quan đến phổi bên trên thì có thể phòng ngừa bằng các biện pháp sau:
- Hạn chế tối đa các tác nhân gây nên bệnh ở phổi như: hút thuốc lá, tiếp xúc với nguồn lây vi khuẩn, virus như người cảm lạnh, cảm cúm, người mắc các bệnh về hô hấp khác, người mắc bệnh sởi, thủy đậu, lao phổi…
- Rửa tay sạch hàng ngày để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi bẩn, hóa chất cần có biện pháp bảo hộ. Nếu hạn chế tiếp xúc được hãy cố gắng hạn chế nhất có thể.
- Tiêm phòng bệnh phổi bằng các loại vacxin hiện có để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
- Kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giảm thiểu tối đa các tổn thương ở mạch máu nuôi dưỡng phổi.
- Sử dụng thuốc đúng theo đơn của bác sĩ, không tự ý thay đổi thuốc. Kết hợp ăn uống, luyện tập hàng ngày để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe.
Bài viết trên đây là giúp bạn hiểu hơn về bệnh phổi do bệnh tiểu đường gây nên. Đây tuy không phải là 1 căn bệnh phổ biến nhưng lại khá nguy hiểm, hãy lưu ý bạn nhé!
Cùng tìm hiểu thêm về: