Bệnh tiểu đường không phải là một căn bệnh đáng sợ nếu bệnh nhân kiểm soát đường huyết hàng ngày đúng cách. Thận là bộ phận có vai trò quan trọng đối với việc lọc các tạp chất trong cơ thể và trong máu để bài tiết ra ngoài dưới dạng nước tiểu. Tuy nhiên khi bệnh thận do tiểu đường tiến triển, chức năng lọc và tạo nước tiểu của thận giảm dần và cuối cùng bệnh nhân phải duy trì sự sống bằng cách thay thế chức năng tự nhiên của thận bằng thận nhân tạo.
Tại sao bệnh tiểu đường gây ra bệnh thận?
Thận là một mô trong đó tập hợp các khối vi mạch gọi là cầu thận. Và có khoảng 1 triệu các cầu thận này ở mỗi bên thận trái và phải. Trong mỗi tiểu cầu này, các chất thải trong máu được lọc. Bệnh thận do tiểu đường xảy ra do các vi mạch của tiểu cầu trở nên hẹp và không thể lọc chất thải tốt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đường huyết cao.
Những tổn thương trong mạch máu nhỏ như vậy gọi là bệnh lý vi mạch. Tất cả ba biến chứng chính của bệnh tiểu đường đều do bệnh lý vi mạch. Ví dụ, nhiều mạch máu nhỏ được phân bố trong võng mạc cũng như thận. Tình trạng đường huyết cao sẽ làm thay đổi dần dần cơ chế bình thường của mạch máu nhỏ này theo thời gian và gây ra những tổn thương.Trong trường hợp của bệnh thận, người cho rằng ngoài nguyên nhân tăng đường huyết, tăng huyết áp, thói quen ăn uống nhiều muối và hàm lượng protein cao, béo phì, rối loạn lipid máu,…cũng là những yếu tố làm bệnh chuyển biến xấu hơn, đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh.
Dấu hiệu nhận biết suy thận ở bệnh tiểu đường
Biến chứng suy thận tiểu đường giai đoạn đầu thường rất mờ nhạt. Một số trường hợp người bệnh sẽ thấy huyết áp tăng, cơ thể mệt mỏi hoặc sưng nhẹ bàn chân. Phần lớn, người bệnh chỉ phát hiện sau khi xét nghiệm nước tiểu tìm vi đạm niệu (microalbumin) hoặc siêu âm bụng thấy thận to. Khi biến chứng nặng, có thể gây ra các biểu hiện như:
- Nước tiểu sủi bọt
- Huyết áp tăng cao
- Tiểu nhiều lần trong đêm
- Ngứa ngáy, da xanh xao, người mệt mỏi
- Phù bàn chân, cẳng chân
- Phù mặt.
- Thường xuyên bị tụt đường huyết, buồn nôn, chán ăn.
Việc phát hiện sớm biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giúp ngăn chặn những vấn đề nặng nề mà nó gây ra cho sức khỏe người bệnh.
Phát hiện sớm với vi đạm niệu hoặc eGFR!
Bệnh thận tiểu đường tiến triển dần dần mà không có triệu chứng cơ năng. Bệnh nhân biết về bệnh thận khi có kết quả dương tính trong xét nghiệm protein nước tiểu, cơ thể có dấu hiệu bị phù. Tuy nhiên khi những biến đổi này xảy ra thì bệnh thận cũng đã tiến triển được một thời gian. Và có thể phải điều trị bằng cách chạy thận nhân tạo. Vì vậy, bệnh thận cần được phát hiện càng sớm càng tốt.
Kiểm tra protein (albumin) trong nước tiểu
Để phát hiện bệnh thận sớm, xét nghiệm vi đạm niệu sẽ có hiệu quả. Xét nghiệm này là xét nghiệm nhằm kiểm tra xem có lượng rất nhỏ của albumin trong nước tiểu không bằng phương pháp kiểm tra độ nhạy cao. Do protein là một chất cần thiết cho cơ thể. Nếu không bị bệnh thận, kết quả xét nghiệm là không có protein trong nước tiểu. Tùy theo những tổn thương của các tiểu cầu có trở nên tồi tệ không mà bệnh sẽ tiến triển từ vi đạm niệu đến đạm niệu (protein niệu).
Nhìn chung, bệnh thận được cho là sẽ khởi phát trong khoảng 10 năm sau khi bị bệnh tiểu đường nếu tình trạng kiểm soát đường huyết không tốt. Tuy nhiên ở bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ không biết chính xác bệnh thận sẽ khởi phát khi nào. Vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường và cả những người duy trì kiểm soát đường huyết tốt cũng nên ít nhất mỗi năm một lần làm xét nghiệm vi đạm niệu.
Kiểm tra chức năng thận với chỉ số creatinin trong máu
Trong thực tế, để nắm bắt mức độ suy giảm chức năng thận, người ta tiến hành đo lượng creatinin trong máu. Creatinin là một loại chất thải và nồng độ creatinin trong máu tăng lên khi chức năng thận giảm.
Giá trị “eGFR (độ lọc cầu thận ước tính)” thu được bằng cách điều chỉnh chỉ số creatinin trong máu theo tuổi và giới tính là một giá trị về chức năng thận.
Để nắm bắt chính xác hơn chức năng thận, tiến hành kiểm tra lượng nước tiểu có thể được lưu trữ trong một ngày.
Cách phòng ngừa bệnh thận do tiểu đường
Bệnh thận do tiểu đường có nguyên nhân chính là bởi tình trạng đường huyết cao. Vì vậy việc duy trì kiểm soát đường huyết tốt là điều quan trọng để phòng ngừa bệnh thận.
Mặt khác, chức năng của thận cũng giống với các cơ quan khác như phổi và tim. Dù không có bệnh cũng bị suy giảm khi lớn tuổi. Ngoài ra, chế độ ăn quá nhiều protein, muối cũng là nguyên nhân làm giảm chức năng thận. Hãy chú ý về việc tránh ăn quá nhiều protein, muối mỗi ngày.
Ngoài ra, người ta nói rằng sự suy giảm chức năng thận do tuổi tác ở những người sau độ tuổi 50 sẽ có sự khác biệt theo giới tính. So với sự sụt giảm nhẹ ở phụ nữ thì nam giới có sự sụt giảm mạnh về chức năng thận hơn. Nói cách khác, nam giới thường dễ bị bệnh thận hơn. Tương tự như vậy, nếu một thành viên gia đình có bệnh thận, những thành viên khác cũng có thể dễ bị bệnh thận bởi nguyên nhân như di truyền, môi trường sống, thói quen ăn uống.
Hãy duy trì lối sống tốt cho thận
Hầu hết các biến chứng của bệnh tiểu đường không có triệu chứng cơ năng. Bệnh thận cũng giống như vậy, khi bệnh nhân nhận thấy các triệu chứng như sưng phù thì bệnh đã tiến triển đến mức độ có thể phải chạy thận.
Ngoài ra, khi bị bệnh thận do tiểu đường, việc hạn chế ăn muối và protein ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường cần nghiêm ngặt hơn tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh thận. Ngoài ra, tình trạng suy giảm chức năng thận sẽ tạo gánh nặng cho mạch máu toàn cơ thể. Do đó việc điều trị để ngăn ngừa các bệnh về tim và não trở nên cần thiết.
Ngay cả khi không có triệu chứng cơ năng, điều rất quan trọng là ngăn ngừa tổn thương thận do tiểu đường bằng duy trì lối sống tốt cho thận như đi khám đều đặn, chú ý đến chế độ ăn uống.