Người bệnh tiểu đường rất chú trọng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mình để kiểm soát được đường huyết trong máu. Vì vậy, thông tin người bệnh tiểu đường ăn yến sào được không được nhiều người quan tâm cũng là chuyện đương nhiên. Cùng tìm hiểu qua bài viết như sau:
Người bệnh tiểu đường ăn yến sào được không?
Để biết người bệnh tiểu đường ăn yến sào được không thì trước hết người bệnh tiểu đường nên phải biết được nguyên dân dẫn đến bệnh tiểu đường.
Tổ yến chứa nhiều thành phẩn tốt cho sức khỏe. Các nhà khoa học đã tìm ra trong thành phần của yến sào có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Như các loại khoáng chất, 18 loại axit amin và nhiều vi chất khác nhau. Trong đó phải nhắc đến thành phần như :
- Lucine (4.56%) giúp diều chỉnh lượng đường trong máu
- Phenylanin giúp điều tiết việc đông máu, đường huyết và tăng cường trí nhớ cho người già.
- Chất isoleucine có tác dụng giúp điều tiết, bão hòa lượng đường trong máu. Góp phần hình thành hemoglobin.
Với những thành phần và lợi ích từ tổ yến mang lại thì chúng ta đã thấy người bệnh tiểu đường ăn yến sào để hỗ trợ điều trị tiểu đường là điều hoàn toàn thích hợp. Tuy nhiên, việc dùng yến sào lượng phù hợp sẽ không giống nhau giữa người bình thường và người bệnh tiểu đường. Vì thế, tốt nhất người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ để xem mình nên sử dụng liều lượng như thế nào. Nhằm hổ trợ tốt cho quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
Người bệnh tiểu đường có uống nước yến được không?
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều dòng sản phẩm nước yến. Trong đó phân ra làm hai nhóm chính: nước yến có bổ sung đường và nước yến không đường.
Trong nước yến chứa protein, các khoáng chất cần thiết cơ thể và các axit amin như Aspatic acid, Proline, Valine (tốt cho sự phục hồi, tăng trưởng các mô cơ và tế bào trong cơ thể), Threonime, Alanine ( Hỗ trợ cho hoạt động gan, tăng cường hệ miễn dịch cũng như thúc đẩy hấp thụ chất dinh dưỡng ), Leucine, Soleucine (axit amin quan trọng và cần thiết cho việc phục hồi sức khỏe, còn giúp điều tiết lượng đường trong máu )….
Tùy theo tình trạng bệnh, người bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước yến.
Nước yến không đường, không chất béo được khuyên dùng cho người bệnh tiểu đường. Bởi chúng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cũng như cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.
Cách chế biến yến sào dành cho người bệnh tiểu đường
Để sử dụng yến sào có kết quả tốt trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường. Hỗ trợ kiểm soát đường huyết được tốt hơn. Người bệnh luôn phải biết cách chế biến yến sào với những công thức phù hợp
Thông thường tổ yến sẽ được chưng với đường phèn, tuy nhiên cách chế biến này có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt với người bệnh tiểu đường. Để tổ yến phát huy hết những công dụng vốn có cho việc chữa trị, cải thiện bệnh tiểu đường. Người bệnh tiểu đường có thể tham khảo các cách chế biến như :
Chưng tổ yến với táo tào
Khi chưng yến dành cho người bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể chưng tổ yến với táo tào để tăng vị ngọt thanh mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi chưng người bệnh nên chưng khoảng 20 – 30p là yến chín. Chưng quá lâu sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong tổ yến.
Nấu cháo tổ yến với gạo mầm
- Nguyên liệu cần có: 4g tổ yến, nửa bát gạo mầm, 20g thịt bằm, hành ngò và các loại gia vị vừa đủ.
- Cách nấu: Yến sào sau khi làm sạch lông thì đem ngâm nước sạch trong 1- phút rồi đem chưng cách thủy trong 20 phút. Gạo mầm ngâm nước sạch 40 phút rồi đem nấu cháo cho nở đều, nêm gia vị vừa ăn.
- Bạn thêm thịt bằm để món cháo thêm ngon, hấp dẫn. Yến sau khi chưng lên thì cho vào cháo đậy nắp trong 5 phút. Cho cháo ra tô, bạn cũng đừng quên rắc thêm hành ngò cho thơm.
Mặc khác, người bệnh tiểu đường có thể chế biến tổ yến thành những món mặn để dùng như: Gà ác hầm tổ yến, canh tổ yến hạt sen… Những món ăn này vừa bổ dưỡng, không chứa đường, ít tinh bột nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường ăn yến sào cần chú ý những gì ?
Để người bệnh tiểu đường hấp thu hết những thành phần bổ dưỡng có trong yến sào. Khi sử dụng người bệnh phải hết sức lưu ý những vấn đề sau :
- Sử dụng nguyên liệu được chỉ định không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Hoặc đường để đảm bảo sức khỏe và hổ trợ cải thiện bệnh tiểu đường một cách tốt nhất.
- Khi chế biến nên kết hợp với các loại nguyên liệu phù hợp như thịt nạc, trứng, rau củ nhiều chất xơ…để tạo thành những món ăn giàu dinh dưỡng vừa có tác dụng bồi bổ cơ thể vừa không sợ ảnh hưởng đến đường huyết.
- Nên mua tổ yến sào ở những nơi uy tín để đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khỏe