Thịt vịt là món ăn bổ dưỡng, quen thuộc của nhiều gia đình. Vậy những người bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không? Khi muốn ăn thịt vịt thì cần chú ý những điều gì? Cùng tìm hiểu ở bài viết này bạn nhé!
Giá trị dinh dưỡng của thịt vịt với người tiểu đường
Thịt vịt rất tốt cho sức khỏe của con người. Bên trong thịt vịt có chứa rất nhiều protein, sắt, canxi, photpho, vitamin A, vitamin D, vitamin B1,…
Trong Đông Y, thịt vịt có vị ngọt đậm, tính hàn rất có tác dụng để dưỡng vị, tư âm, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.
Một số giá trị dinh dưỡng của thịt vịt
- Giúp nuôi dưỡng dạ dày: Trong thịt vịt có chứa chất giúp làm tiết ra dịch mới, tốt cho hệ thần kinh và có lợi cho dạ dày.
- Tốt tới tim mạch: Trong các loại thịt thì thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao, 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calore, và một số các chất dinh dưỡng như canxi, photpho, kẽm, magie, lipit, các vitamin B, A, K,E,…Và một lượng nhỏ acid béo omega -3 và omega -6 giúp cho trái tim khỏe mạnh.
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch: Máu của các loại gia cầm, nhất là loài vịt có rất nhiều acid oleic và thành phần tương tự giống dầu ô liu nên có tác dụng rất tốt để ngăn ngừa bệnh sơ vữa động mạch.
- Tốt cho người suy nhược cơ thể sau bệnh: Vì có tính hàn nên thịt vịt là khắc tinh của các bệnh như huyết áp tăng cao, hay bị ù tai, váng đầu, chóng mặt, người bị lao phổi, và bổ máu. Nên những người sau bệnh ăn thịt vịt sức khỏe sẽ nhanh chóng được phục hồi hơn người không ăn.
Bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không?
Tiểu đường có ăn được thịt vịt không? Đối với người bệnh tiểu đường thì luôn phải tuân thủ theo 1 chế độ ăn nghiêm ngặt để đảm bảo đường huyết không tăng đột ngột. Người bệnh khi ăn thịt vịt sẽ có thể cung cấp cho cơ thể được những giá trị dinh dưỡng rất tốt.
Tuy nhiên, thịt vịt có hàm lượng cholesterol khá cao nên người bệnh chỉ nên ăn từng phần nhỏ, và chỉ ăn phần ức vịt, không nên ăn da, những phần có nhiều mỡ. Điều này sẽ giúp cơ thể người bệnh giảm được hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol, giúp hấp thu dễ hơn các giá trị dinh dưỡng.
Ngoài ra, trước khi ăn thịt vịt thì người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để biết tình trạng bệnh của mình có phù hợp hay không. Dưới đây là 1 số trường hợp bệnh tiểu đường không được ăn thịt vịt.
Trường hợp bệnh tiểu đường không được ăn thịt vịt
- Người tiểu đường có thể trạng hàn lạnh: Thịt vịt có tính hàn nên người bệnh tiểu đường có thể trạng hàn lạnh nên cần hạn chế ăn thịt vịt. Vì nếu ăn có thể khiến cho bụng bị đau, tiêu chảy, các dấu hiệu tiêu hóa khác.
- Người tiểu đường dị ứng thịt vịt tuyệt đối nên kiêng: Thịt vịt rất giàu chất đạm nên tùy vào thể trạng mỗi người sẽ quyết định bệnh tiểu đường có ăn được thịt vịt không? Với người bệnh ăn quá nhiều chất đạm sẽ ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa đây là 1 loại dị ứng với thực phẩm. Ngoài ra thịt vịt cũng rất giàu protein nên nếu bị dị ứng sau ăn sẽ có các biểu hiểu như ngứa ngoài da, sưng đỏ, đau bụng, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa,…
- Người tiểu đường bị cảm lạnh, đi ngoài phân lỏng, bị ho: Nếu bạn đang bị cảm lạnh, sốt, ho thì không nên ăn thịt vịt. Bởi lúc này cơ thể rất yếu, hệ tiêu hóa đang kém nên nếu ăn thêm thịt vịt sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên càng tồi tệ hơn. Với người bệnh đang bị ho cũng thế nên tuyệt đối kiêng chất tanh vì có thể gây kích ưng và khó thở.
- Người bị bệnh tiểu đường bị béo phì, viêm đường ruột: Thịt vịt giúp chúng ta tăng cân nên nếu bạn bị béo phì, đang thừa cân thì hãy thật cẩn trọng khi ăn loại thịt này. Với người đã từng bị viêm đường ruột thì cũng không nên ăn loại thịt này vì nó có thể khiến cho bệnh tình xấu hơn.
- Người tiểu đường bị bệnh gout: Người bệnh đã biến chứng chứng bệnh gout thì không nên ăn thịt vịt, vì thịt vịt có chứa nhiều purin sẽ làm tăng axit uric trong cơ thể.
- Người tiểu đường mới phẫu thuật: Người mới phẫu thuật ăn vịt sẽ khiến cho vết mổ bị sưng tấy, lâu lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ vì tính hàn của thịt vịt.
Cùng tìm hiểu: