Châm cứu là phương pháp y học cổ truyền thường được ứng dụng để chữa trị nhiều bệnh. Vậy bệnh tiểu đường có châm cứu được không?
Hãy để chúng tôi trả lời câu hỏi ấy giúp bạn!
Đáp án cho câu hỏi “bệnh tiểu đường có châm cứu được không?”
Nền y học hiện đại Trung Quốc đã đưa phương pháp châm cứu vào việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học gần đây nghiên cứu lợi ích của châm cứu cho bệnh tiểu đường cho biết: phương pháp này có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết, giảm cân, bảo vệ chức năng đảo tụy. Chịu trách nhiệm sản xuất insulin và cải thiện tình trạng kháng insulin. Bên cạnh đó, điều chỉnh sự cân bằng của các hormone ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường. Ví dụ, melatonin, insulin, glucocorticold và epinephrine.
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã xem xét các cách thức châm cứu có thể tác động đến cơ chế sinh học của bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường để trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả.
Chính vì vậy, để trả lời cho câu hỏi “bệnh tiểu đường có châm cứu được không?”. Có thể khẳng định, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp châm cứu để điều trị. Đây là phương pháp đã được chứng minh và công nhận.
Lợi ích của việc châm cứu trong hỗ trợ điều trị tiểu đường
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng châm cứu có thể mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Đối với nồng độ glucose và insulin
Châm cứu có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Năm 2018, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã công bố những phát hiện cho thấy một số huyệt đạo nhất định có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh tiểu đường ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Thí nghiệm trên những con chuột được điện di trong vòng 3 tuần cho kết quả:
- Mức glucose thấp hơn
- Tăng mức độ insulin
- Cải thiện dung nạp glucose
Đối với độ nhạy cảm và khả năng kháng insulin
Một nghiên cứu trên người và động vật năm 2016, để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “châm cứu có phải là một điều trị phù hợp cho tình trạng kháng insulin hay không”. Đồng thời tìm hiểu xem “châm cứu có thể là biện pháp điều trị phù hợp với độ nhạy insulin hay không?”. Kết quả cho thấy rằng điện di cường độ thấp và tần số thấp có thể giúp giảm kháng insulin và tăng độ nhạy insulin.
Các nhà nghiên cứu cho rằng mọi người có thể sử dụng điện châm. Bên cạnh đó phối hợp thêm với các phương pháp điều trị khác. Các liệu pháp thay thế có thể bao gồm các biện pháp ăn kiêng và thuốc đông y.
Châm cứu và thuốc chống tiểu đường metformin
Năm 2015 diễn ra cuộc nghiên cứu trên chuột kết hợp điện châm với thuốc chống tiểu đường metformin. Kết quả cho thấy các phản ứng hạ đường huyết tốt hơn và độ nhạy insulin cao hơn. Nhận thấy rằng so với việc sử dụng đơn lẻ thuốc metformin thì sự kết hợp với châm cứu này cho tác dụng hạ đường huyết tốt hơn và độ nhạy insulin lớn hơn.
Lưu ý khi sử dụng phương pháp châm cứu trong điều trị tiểu đường
Sau khi đã giải đáp được câu hỏi “bệnh tiểu đường có châm cứu được không?” hãy lưu ý thêm một số điều khi sử dụng phương pháp này. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử châm cứu.
Một số tác dụng phụ của châm cứu nói chung: đau nhức, chảy máu, bầm tím
Trước khi châm cứu, cần đảm bảo:
Kim châm đảm bảo vô trùng chỉ sử dụng một lần
Thầy thuốc có giấy phép hành nghề..
Tình trạng cơ thể đảm bảo an toàn để điều trị châm cứu. Chống chỉ định cho người đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc mắc bệnh đông máu do châm cứu.
Chúng tôi hi vọng những thông tin cung cấp trên đây giúp bạn tìm được câu trả lời chắc chắn hơn cho câu hỏi “bệnh tiểu đường có châm cứu được không?”. Hãy sàng lọc thông tin trước khi tham gia bất kì phương pháp điều trị. Chúc bạn sức khỏe và hạnh phúc.