Tiểu đường là bệnh mà nhiều người gặp phải hiện nay. Chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người. Vậy bệnh tiểu đường có chữa khỏi hoàn toàn không và nên điều trị như thế nào?
Bệnh tiểu đường có chữa khỏi hoàn toàn không?
Thực tế, tiểu đường là căn bệnh mạn tính không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tại sao vậy? Bởi lẽ, nguyên nhân gây bệnh vô cùng phức tạp. Lượng đường huyết trong cơ thể con người thay đổi rất nhiều tùy vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Trong quá trình thăm khám và điều trị thì những chỉ số dưới đây cần theo dõi đặc biệt. Theo qui ước của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và của hội ĐTĐ Mỹ (ADA) công bố năm 2010 thì Tiểu đường là một bệnh tăng glucose máu mạn tính, bệnh nhân bị Tiểu đường khi có 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
1- HbA1C > 6,5%.
2- Glucose khi đói >7,0 mmol/l.
3- Glucose/2h > 11,1 mmol/l (Khi làm nghiệm pháp Dung nạp Glucose đường uống).
4- Glucose máu ngẫu nhiên > 11,1 mmol/l kèm theo các triệu chứng cổ điển của bệnh Tiểu đường.
– Bệnh nhân cần làm các xét nghiệm trên khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi thấy có một trong các triệu chứng của bệnh ĐTĐ.
– Thời gian làm các xét nghiệm trên mất khoảng một giờ.
– Trước khi làm xét nghiệm bệnh nhân cần nhịn ăn trước đó ít nhất 8 đến 10 giờ.
– Xét nghiệm không gây đau và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy rất khó khăn trong quá điều trị nhưng chúng ta có thể giảm ảnh hưởng của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên kiên trì điều trị để ổn định lượng đường cũng như bảo vệ chức năng tuyến tụy một cách dài lâu.
Điều trị tiểu đường bằng cách nào?
Tuy không điều trị dứt điểm được bệnh nhưng chúng ta vẫn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của nó bằng cách duy trì đường huyết ổn định. Vậy nên điều trị bệnh bằng cách nào?
Điều chỉnh lối sống lành mạnh
Thay vì hoang mang với những câu hỏi như: “Bệnh tiểu đường có chữa được không?” hay “Bệnh tiểu đường có chữa khỏi không?”, bạn nên tìm hiểu cách kiểm soát bệnh càng sớm càng tốt. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được đường huyết trong giới hạn cho phép và giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng bằng thuốc điều trị cùng với lối sống lành mạnh.
Tuân thủ dùng thuốc điều trị Tây y
Theo hướng dẫn điều trị mới nhất của Bộ Y tế, thuốc hạ đường huyết nhóm Biguanid (Metformin, Glucophage) và Sulfonylurea (Gliclazide với các biệt dược: Diamicron, Predian…) vẫn là lựa chọn chủ yếu trong quá trình điều trị tiểu đường tuýp 2.
Một số trường hợp sau đây sẽ áp dụng thuốc tiêm:
- Tiểu đường tuýp 1
- Phụ nữ mang thai, cho con bú
- HbA1c ≥ 10%, đường huyết ≥ 300 mg/dl
- Suy gan, suy thận
- Chuẩn bị phẫu thuật, nhiễm toan ceton….
Bệnh tiểu đường có chữa được không cũng phụ thuộc vào cách bạn sử dụng thuốc. Hãy dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên. Bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ nếu thấy dấu hiệu bất thường hoặc khám định kỳ mỗi 3 tháng.
Hỗ trợ kiểm soát bệnh bằng thảo dược
Bên cạnh các loại thuốc tây y, thì một số loại thảo dược đã được sử dụng nhiều trong bệnh tiểu đường. Ưu điểm của những loại sản phẩm từ thảo dược là hạ đường huyết từ từ mà không gây tụt đường huyết và an toàn, không ảnh hưởng đến gan thận khi dùng lâu dài.