Bệnh tiểu đường liên quan đến giảm trí nhớ? Những người mắc bệnh tiểu đường dễ mắc hội chứng suy giảm trí nhớ. Bệnh tiểu đường cũng trở nên tồi tệ hơn nếu bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ. Điều quan trọng là bệnh nhân tiểu đường cần phòng ngừa tăng đường huyết, hạ đường huyết và ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ từ giai đoạn đầu của bệnh.
Bệnh tiểu đường có gây suy giảm trí nhớ không?
Giảm trí nhớ và suy giảm nhận thức chung, đó là hai triệu chứng của bệnh Alzheimer, có thể có liên quan tới bệnh tiểu đường tuýp 2. Những tổn thương mạch máu thường gặp ở người bị tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề về nhận thức và sa sút trí tuệ. Thường thấy cùng với các triệu chứng của bệnh Alzheimer.
Kết quả của một nghiên cứu cho thấy bệnh Alzheimer có mối liên quan chặt chẽ với tín hiệu Insulin và chuyển hóa glucose trong não. Não chứa các thụ thể tiếp nhận Insulin, Insulin có ảnh hưởng tới nhận thức và trí nhớ. Khi Insulin trong cơ thể không cân bằng, có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh Alzheimer. Sự mất cân bằng này có thể xảy ra ở người bị tiểu đường tuýp 2.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy những ảnh hưởng của các hội chứng chuyển hóa tới trí nhớ. Bao gồm:
- Tăng huyết áp
- Đường máu cao
- Mức Cholesterol bất thường
- Tăng lượng mỡ của cơ thể đặc biệt là mỡ bụng
Những người có những hội chứng chuyển hóa có nguy cơ cao bị bệnh Alzheimer. Những người bị Alzheimer thì thường có mức đường huyết cao và kháng Insulin.
Các triệu chứng suy giảm trí nhớ của người bị tiểu đường
Bệnh nhân nên nhận biết 5 triệu chứng suy giảm trí nhớ liên quan đến mạch máu ở bệnh nhân dưới đây:
- Không thể thực hiện tốt những việc đã từng làm dễ dàng: Khi hoại tử tế bào thần kinh xảy ra trong chất trắng của não. Thông tin không thể được truyền theo con đường ngắn nhất vì chất trắng là con đường truyền thông tin trong não.
- Hay quên: Trong giai đoạn đầu bệnh. Người bệnh vẫn có thể ghi nhớ khá tốt nhưng dần dần trở nên hay quên..
- Thao tác chậm: Do đường truyền thông tin bị chặn lại. Các lệnh từ não không thể truyền đến cơ thể tốt và thao tác của cơ thể trở nên chậm chạp.
- Không hoạt bát, ít nói: Khi phạm vi gián đoạn thông tin của não được mở rộng. Sự hoạt bát của người bệnh cũng suy giảm..
- Đột nhiên tức giận, khóc hoặc cười: Bệnh nhân sẽ trở ở trong trạng thái không ổn định. Không thể kiểm soát cảm xúc của mình.
Nếu có những triệu chứng như trên, người bệnh cần ngay lập tức tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận hướng dẫn điều trị thích hợp.
Cách phòng ngừa suy giảm trí nhớ
Điều đầu tiên bệnh nhân tiểu đường cần làm để phòng ngừa suy giảm trí nhớ là cải thiện kiểm soát đường huyết.
Thử nghiệm DCCT/ EDIC được thực hiện tại Hoa Kỳ và xét nghiệm ACCORD-MIND và ARIC cho bệnh tiểu đường tuýp 2 đã chỉ ra rằng chức năng nhận thức. Đặc biệt là chức năng thùy trán sẽ suy giảm nếu giá trị HbA1c tăng cao. Từ đó người ta đưa ra giá trị tiêu chuẩn cần thiết để duy trì chức năng nhận thức tốt là kiểm soát HbA1c<7.0%.
Phương pháp điều trị cơ bản để cải thiện kiểm soát đường huyết là dựa trên chế độ ăn uống và tập luyện. Nếu cần thiết, thuốc điều trị bệnh tiểu đường sẽ được sử dụng để kiểm soát lượng đường trong máu ở phạm vi bình thường. Tình trạng tăng đường huyết sau bữa ăn và lượng đường trong máu biến động đáng kể trong ngày là những nguy cơ gây suy giảm trí nhớ.
Mặt khác, cũng có nguy cơ bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết khi điều trị bằng thuốc. Bệnh nhân bị hạ đường huyết nghiêm trọng dễ bị tổn thương các tế bào thần kinh trong não. Nguy cơ phát triển chứng suy giảm trí nhớ cao gấp đôi so với những người không bị hạ đường huyết nặng.
Vì vậy bệnh nhân tiểu đường cũng phải chú ý đến tình trạng hạ đường huyết.
Biện pháp cải thiện trí nhớ ở bệnh nhân đái tháo đường
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh
Các bác sĩ khuyên mọi người nên ăn nhiều rau, trái cây. Ngũ cốc nguyên hạt như kê, gạo lứt, các loại đậu, các loại hạt. Bổ sung 400gram rau và trái cây mỗi ngày.
Đối với những người đang hấp thụ 2.000 kcal mỗi ngày. Giảm lượng đường ngọt xuống dưới 5% và lượng chất béo giảm xuống 30%. Tốt nhất nên kiểm soát thực phẩm có chứa protein như thịt bò, thịt lợn, giảm muối xuống 5g mỗi ngày.
Chế độ ăn uống khoa học kết hợp luyện tập thường xuyên không những giúp cải thiện lượng đường trong máu mà còn tốt cho não bộ. Người bệnh nên hạn chế đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo. Tăng cường rau xanh, chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Sử dụng thịt nạc, cá… là những thực phẩm tốt cho trí não.
Tập thể dục và hoạt động thể chất
Đây nên là ưu tiên hàng đầu trong đời sống của mỗi người. Người cao tuổi từ 65 trở lên nên tập thể dục với cường độ trung bình khoảng 150 phút/tuần. Hoặc cường độ cao hơn là 75 phút/ tuần. Mỗi ngày, nên tập thể dục nhịp điệu liên tục trong ít nhất 10 phút.
Luyện tập thể dục như đi bộ nhanh, aerobic, dưỡng sinh. Một số trò chơi trí tuệ như cờ vua, cờ tướng, soduku, sẽ kích thích nhận thức của bạn. Góp phần cải thiện trí nhớ.
Một số yếu tố như huyết áp, giấc ngủ, stress, thuốc corticoid cũng dẫn đến suy giảm trí nhớ. Vì vậy, cải thiện hoặc kiểm soát tốt các yếu tố trên cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ.
Huyết áp: Kiểm soát tốt huyết áp có thể cải thiện được khả năng nhận thức và ngăn ngừa chứng suy giảm trí nhớ ở người bệnh ĐTĐ. Tăng huyết áp có thể được ngăn ngừa và cải thiện bằng cách thay đổi lối sống như thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh. Duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục thường xuyên.
Giấc ngủ giúp não bộ có thời gian nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Do đó duy trì giấc ngủ sâu, ổn định khoảng 7 – 9h mỗi ngày là rất cần thiết.
Người bệnh ĐTĐ nên tránh stress kéo dài, sẽ giúp ổn định đường huyết và cải thiện trí nhớ.
Thuốc Corticoid: Corticoid nếu sử dụng kéo dài hoặc sử dụng với liều cao sẽ ảnh hưởng đến não và gây ra suy giảm trí nhớ.