Tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng. Nhiều bệnh nhân tiểu đường thắc mắc là: Bệnh tiểu đường có lây không? Những vấn đề này sẽ được giải đáp rõ ràng trong bài viết.
Bệnh tiểu đường có lây không?
Bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường hoàn toàn không phải do tác nhân virus, nấm hoặc vi khuẩn gây ra nên không thể lây lan từ người này cho người khác. Tiểu đường không hề lây nhiễm.
Một số trường hợp khác, bạn có anh hoặc chị em ruột trong gia đình hay bố mẹ bị bệnh đái tháo đường, thì bạn cũng có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh này. Một số lý do lý giải điều này gồm có:
Bệnh tiểu đường có thể di truyền
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 là không giống nhau. Tuy nhiên yếu tố môi trường và gen di truyền có vai trò khá quan trọng trong quá trình hình thành bệnh.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 của con cái khi có bố hoặc mẹ bị bệnh lần lượt sẽ là 10% và 4%. Còn đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, nguy cơ này cao hơn nhiều. Nếu như bố/mẹ bị bệnh tiểu đường trước tuổi 50, thì nguy cơ mắc bệnh của con cái là trên 14%. Còn nếu bố/mẹ bị mắc bệnh đái tháo đường sau 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh là 7,7% và đạt lên tới mức 50% nếu cả bố lẫn mẹ đều bị tiểu đường.
Căn bệnh tiểu đường, nhất là bệnh tiểu đường tuýp 2. Bị ảnh hưởng nhiều từ lối sống hay thói quen sinh hoạt hàng ngày. Người bị bệnh tiểu đường thông thường sẽ có các thói quen không tốt cho sức khỏe và thành viên trong cùng một gia đình thì thường lại có thói quen khá giống nhau. Điều này gây ra nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bệnh tiểu đường có lây qua đường máu không?
Một số người nhầm lẫn rằng, bệnh tiểu đường là căn bệnh có liên quan đến máu. Nên có thể cũng lây truyền qua đường máu. Trên thực tế thực sự bệnh tiểu đường có lây qua đường máu không? Câu trả lời là, kể cả bạn tiếp nhận máu của 1 người mắc bệnh tiểu đường. Bạn cũng hoàn toàn không thể mắc căn bệnh này. Miễn là họ kiểm soát đường huyết tốt.
Sự căng thẳng: Nếu như trong gia đình bạn có người thân bị mắc bệnh tiểu đường, thì bạn sẽ dễ bị lo lắng hơn. Khi căng thẳng dẫn tới tăng đề kháng insulin và khiến bạn ăn đồ ngọt, đồ béo nhiều hơn để trấn an. Do vậy, nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng tăng lên.
Biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường
Khác với tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 hoàn toàn có thể được ngăn chặn bằng cách khắc phục các yếu tố nguy cơ như vấn đề dư cân, béo phì và tăng cường vận động. Trước đây bệnh tiểu đường tuýp 2 thông thường chỉ được phát hiện ở đối tượng người lớn. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh tiểu đường type 2 này đang ngày càng trẻ hóa hơn. Lý do là lối sống lười vận động của thanh, thiếu niên.
Chính vì vậy, nếu bạn hoặc con bạn có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này. Nên làm theo các lời khuyên dưới đây:
– Ăn uống lành mạnh: khuyến khích lựa chọn thực phẩm ít béo, giàu dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, rau quả, các loại sản phẩm từ sữa, protein nạc…
– Hạn chế đồ uống ngọt: Các loại nước ép trái cây, nước ngọt đóng chai… đều gây ảnh hưởng không tốt tới đường huyết. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này.
– Tập luyện hàng ngày: duy trì hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, đạp xe. Và giảm số thời gian xem truyền hình, chơi điện tử… Cũng có thể làm giảm nguy cơ tăng cân và giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Thay vì lo lắng bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường lây qua đường nào thì bạn nên có kế hoạch phòng ngừa bệnh hiệu quả. Gồm có thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường tập luyện vận động và khám sức khỏe định kỳ.