Hiện nay, ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị mắc đái tháo đường tuýp 2. Do đó, tuy mắc căn bệnh bị nhiều người xem là nguy hiểm và gây nhiều cản trở đến cuộc sống hàng ngày, rất nhiều người vẫn có nhu cầu luyện tập và hướng đến cơ thể hoàn hảo mình mong muốn.Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của rất nhiều người về câu hỏi: “Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có nên tập gym hay không?”
Chế độ ăn uống và luyện tập cho người mắc bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống và luyện tập đóng vai trò quan trọng nhằm ổn định hay thậm chí là đánh bại đái tháo đường. Hãy kết hợp cả 2 để đạt được kết quả tốt nhất. Ăn uống điều độ và luyện tập thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, làm cho cơ thể và tinh thần của chúng ta khỏe mạnh.
Khi mới bắt đầu
Chúng ta không nên bắt đầu ngay với các bài tập mạnh. Hãy bắt đầu bằng các bài tập nhẹ trước để cơ thể thích nghi dần. Mỗi khi có ý định tăng cường độ luyện tập, hãy trao đổi kĩ với bác sĩ điều trị và huấn luyện viên thể hình để có phương án phù hợp với thể trạng sức khỏe.
Tôi nên tập aerobic hay tập tạ?
Tập aerobic hay bất cứ bài tập nào khiến nhịp tim tăng nhanh như chạy bộ, đi bộ nhanh hay các bài tập chuyên biệt cùng với tập sức bền có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy rằng sức khỏe của người mắc đái tháo đường tuýp 2 sẽ được cái thiện hơn hẳn nếu kết hợp tập cả 2 bài tập.
Lưu ý khi tập gym cho người mắc bệnh tiểu đường
- Trước khi tập bất kì môn thể dục nào nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chữa trị. Việc này nhằm đảm bảo bài tập đó an toàn và thích hợp với người bệnh.
- Nên bắt đầu tập luyện từ cường độ thấp rồi tăng dần để cơ thể có thể thích ứng.
- Kiểm tra mức đường huyết trước và sau khi tập, nhờ đó sẽ nắm được phản ứng của cơ thể với bài tập.
- Dành 5 phút để khởi động trước khi tập và 5 phút thả lỏng cơ thể sau khi tập.
- Tránh tình trạng mất nước trong khi tập, nên uống đầy đủ nước.
- Đeo máy theo dõi sức khỏe để phòng trường hợp khẩn.
- Mang theo điện thoại khi đi tập.
- Trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, không nên tập.
- Dùng loại giày và tất thích hợp để bảo vệ chân.
- Khi gặp các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, hít thở gấp nên ngừng tập và có thể đến bệnh viện kiểm tra.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp chúng ta hiểu thêm và có phương án luyện tập thích hợp nếu quyết định bắt đầu tập thể hình. Ngoài việc tập luyện thì việc cung cấp dinh dưỡng vào cơ thể cũng là một yếu tố quan trọng không kém. Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 cần biết kết hợp để tránh các trường hợp biến chứng nguy hiểm xảy ra. Đừng quên ghé qua website tieuduong.net để cập nhật những thông tin mới nhất về đái tháo đường.