Bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp thực sự là mối nguy hại của người bệnh tiểu đường. Tiểu đường và cao huyết áp là 2 bệnh riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Người bị tiểu đường dễ bị cao huyết áp và người bị cao huyết áp cũng có thể bị bệnh tiểu đường. Vậy cụ thể mối liên hệ này là như thế nào, có cách nào kiểm soát không?
Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bệnh cao huyết áp
Bệnh tiểu đường và bệnh huyết áp cao thường xảy ra cùng nhau. Người bệnh tiểu đường tuýp 1 chiếm 20% nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, còn người bệnh tiểu đường tuýp 2 là 80%. Bởi 2 căn bệnh này có sự tương đồng về cơ chế hình thành bệnh.
Nguyên nhân khiến cho 2 căn bệnh này xuất hiện cùng nhau đó là: béo phì, viêm, căng thẳng stress, cơ thể kháng insulin.
Huyết áp cao có thể gây ra bệnh tiểu đường?
Bệnh huyết áp cao là nguyên nhân chính khiến cho máu lưu thông đến thận chậm, khiến cho những biến chứng của bệnh tiểu đường thêm trầm trọng hơn. Bên cạnh đó 1 số loại thuốc giúp điều trị huyết áp cao như thuốc lợi tiểu (diuretics) lại có tác dụng phụ là tăng mức glucose huyết trong cơ thể.
Bệnh tiểu đường có thể khiến tăng huyết áp?
Lượng đường trong máu cao là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Người bệnh không có đủ insulin cũng như insulin có trong cơ thể không hoạt động tốt để chuyển hóa glucose từ thực phẩm thành năng lượng.
Vì thế glucose không thể đi vào tế bào để cung cấp năng lượng mà thay vào đó chúng lại tích tụ ở máu, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Điều này khiến cho các mạch máu dễ bị tổn thương, gây nên tình trạng xơ vữa động mạch. Lâu dài sẽ khiến cho huyết áp của người bệnh tăng.
Kiểm soát bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp như thế nào?
Bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp, tuy 2 bệnh nhưng có sự tương đồng về nguyên nhân hình thành bệnh, nên kiểm soát cả 2 sẽ có sự giống nhau. Tuy là 2 căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu nghiêm túc tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ giúp bạn nâng cao được sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố có sự quyết định cao trong mọi liệu trình điều trị. Để ngăn cản những diễn biến xấu của bệnh bạn cần lưu ý những đều sau:
- Sử dụng các thực phẩm ít chất béo, ít calo, bổ sung rau xanh, trái cây, thịt nạc trắng.
- Hạn chế nhất có thể muối và đường trong mỗi món ăn.
- Hạn chế dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, giăm bông, thịt xông khói, chả lụa, bánh mì, bánh ngọt…
- Chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá nhiều cũng không được để đói.
Rèn luyện sức khỏe
Những bài tập vừa sức thường xuyên không chỉ giúp bạn có sức khỏe tốt mà còn có thể giúp giảm lượng glucose, cân bằng được huyết áp.
Bạn có thể giành ra 30-40 phút/ngày và thực hiện 4-5 lần mỗi tuần với các bài tập có cường độ trung bình như: đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội….
Giữ cân nặng phù hợp
Thừa cân, béo phì là nguyên nhân chính khiến cho huyết áp tăng. Nếu bạn đang thừa cân hãy có chế độ ăn và luyện tập giúp giảm cân đến 1 mức nhất định phù hợp, bởi khi giảm 1kg cân nặng cơ thể sẽ giúp hạ huyết áp khoảng 1 mmHg.
Bỏ thuốc lá ngay
Thuốc lá khiến cho mạch máu bị bo hẹp lại, tăng huyết áp. Một điếu thuốc bạn hút mỗi ngày sẽ khiến huyết áp tăng khoảng 10mmHg có người tăng 20~30 mmHg, và sẽ kéo dài trong 30 phút sau khi hút thuốc. Bên cạnh đó thuốc lá cũng khiến cho bệnh xơ vữa động mạch tiến triển. Nên nếu bạn đang hút thuốc thì hãy bỏ ngay cả người bệnh tiểu đường cũng như người không mắc bệnh.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ
Có nhiều phương pháp giúp bạn giảm đường huyết, và sử dụng thảo dược là phương pháp lành tính, hầu như không có tác dụng phụ. Bạn có thể sử dụng tinh chất quế, berberin … những loại thảo dược giúp giảm thiểu những tổn thương mạch máu thần kinh khi tăng huyết áp, đường huyết không ổn định.
Qua bài viết trên bạn đã hiểu thêm phần nào về bệnh tiểu đường kèm tăng huyết áp. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn có những hiểu biết đúng và có cách để phòng chống bệnh tốt nhất.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về: