Lựa chọn trái cây phù hợp cho người bệnh tiểu đường

Nhiều người lầm tưởng rằng việc ăn hoa quả, trái cây làm tăng đường huyết nên đã loại bỏ thực phẩm này khỏi chế độ dinh dưỡng của mình. Vậy bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì để kiểm soát lượng đường trong cơ thể và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Chúng ta sẽ tìm hiểu thông tin sau bài viết sau đây.

Trái cây có vai trò gì trong việc điều tiết đường huyết?

Trái cây chứa hàm lượng lớn chất xơ, đặc biệt là ở những loại có thể ăn cả ruột lẫn vỏ. Trên thực tế, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Do chúng có thể hạn chế sự hấp thu đường vào máu, kiểm soát bệnh tình.

Trái cây có vai trò gì trong việc điều tiết đường huyết

Bên cạnh đó, trái cây còn giúp kiểm soát cân nặng. Từ đó ngừa tiểu đường tiến triển ở người thừa cân béo phì. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người bị béo phì có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn bình thường. Chất xơ, nước, chất chống oxy hóa. Thành phần dinh dưỡng có trong trái cây cũng hạn chế nguy cơ đột quỵ, vấn đề tim mạch – vốn là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Chính vì những lợi ích trên, trái cây nên được thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Khẩu vị hảo ngọt mà không cần đến các loại bánh kẹo hay thực phẩm ít dinh dưỡng khác. Bạn cũng có thể thêm một số loại trái cây ngọt như xoài vào thực đơn, miễn là không dùng quá nhiều.

Cách ăn hoa quả đúng cho người tiểu đường

Không nên ăn một số loại hoa quả nhất định

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây, nhưng với số lượng hạn chế. Vì trái cây cung cấp nước, đường, chất xơ, vitamin C, vitamin nhóm B, chất khoáng canxi, magie, kali… đều rất tốt cho cơ thể.

Lựa chọn các loại trái cây có chỉ sổ đường thấp

Các loại trái cây có chỉ số đường thấp (GI) có thể là một lựa chọn tốt như táo, cam, dâu tây, chanh và mận. Một số loại trái cây như nho, xoài, chuối, mãng cầu, sầu riêng, mít, vải, nhãn …. có thể được ăn nhưng với số lượng hạn chế (1 hoặc 2 lát) vì chúng có hàm lượng đường cao.

Các loại trái cây chua như bưởi, cam, chanh, ổi, táo… có thể ăn với số lượng nhiều hơn. Ngoài ra các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo thêm người tiểu đường nên tránh ăn trái cây quá chín vì lúc đó lượng đường trong trái cây lên cao nhất.

Người mắc bệnh tiểu đường có nên uống nước ép trái cây?

Các loại nước ép trái cây không phải là thức uống lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Thậm chí cả những loại nước ép đóng hộp có ghi nhãn là không đường (sugar-free). Nước trái cây là một trong những nguyên nhân làm lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Việc nhai hay ăn bằng miệng làm cơ thế hấp thụ dần lượng đường đưa vào. Nếu có sự gia tăng hàm lượng đường nó cũng diễn ra chậm hơn. Ngoài ra việc ăn hoa quả còn làm tăng hàm lượng chất xơ cho cơ thể. Giúp chống táo bón, giảm mỡ máu….

Thời điểm tốt để người tiểu đường nên ăn trái cây

Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn trái cây ngay sau bữa ăn trưa hoặc ăn tối có thể làm gia tăng lượng đường trong máu. Phải có khoảng cách ít nhất 2 giờ sau các bữa ăn mới nên dùng trái cây, ăn trái cây lúc này sẽ không làm đường huyết của người bệnh bị tăng đột ngột.
Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là giữa buổi sáng, khoảng 11 giờ sáng hoặc vào buổi tối lúc 5 giờ chiều.

Những lưu ý khi ăn trái cây ở người tiểu đường

  • Không ăn nhiều một loại trái cây nhất định, nên ăn đa đạng.
  • Hạn chế ăn trái cây khô, đóng hộp.
  • Ăn trái cây xa các bữa ăn chính, nhưng không được thay thế bữa ăn chính.
  • Nên vừa ăn vừa tự “nghe ngóng” bản thân bởi cơ thể mỗi người thường phản ứng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người.
  • Nên ăn trái cây cả quả, không ăn bằng cách ép nước.
  • Chỉ nên ăn tối đa 3 lần trái cây mỗi ngày.

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Những người tiểu đường nên lựa chọn trái cây có chỉ số đường thấp như táo, cam, chanh…Một số loại trái cây nên hạn chế, ăn với lượng nhất định như vải, mít, sầu riêng, chuối, mãng cầu, nhãn…vì chúng có hàm lượng đường cao, ăn nhiều khiến đường huyết tăng.Những loại trái cây tốt cho người bị tiểu đường như bưởi, chanh, cam, lê, roi, táo, ổi… có thể ăn với số lượng nhiều.

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì để kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể

Trái cây cho người tiểu đường có GI thấp (GI dưới 55)

Đào

Anh đào có chứa ít hydrat-cacbon (phân tử đường trong trái cây) nhưng lại giàu chất chống oxy hóa, vitamin A và C, kali, và chất xơ. Giúp bổ sung chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Hỗ trợ ổn định đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Quả đào là trái cây tốt cho bệnh tiểu đường

Anh đào

Một trong những loại hoa quả tốt cho người tiểu đường, được dùng rộng rãi đó là anh đào. Một cốc anh đào chỉ chứa 19 g carbs nên không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết nếu ăn với lượng phù hợp.

Quả mơ

Là một loại trái cây ngọt ngào và bổ dưỡng, thích hợp với những ngày hè nóng bức. Một quả mơ chỉ chứa 17 calo và 4 g carbohydrate. Chỉ 4 quả mơ tươi có thể đáp ứng 50% nhu cầu vitamin A mỗi ngày. Do đó, bạn có thể ăn mơ để giải khát mà không lo ngại đến việc tăng chỉ số đường huyết.

Cam

Cam chứa hàm lượng lớn vitamin C, kali nhưng carb thấp. Là một loại trái cây an toàn với bệnh nhân bị tiểu đường.

Lê là nguồn chất xơ và vitamin K dồi dào nhưng ít đường. Người bị tiểu đường có thể thêm lê vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày mà không lo ngại đến việc tăng trị số đường huyết.

Bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì?

Và một số loại quả khác như: Kiwi, dâu tây, quả chà là, bưởi đỏ, bơ, ổi, dưa lê, cóc, roi, việt quất, lựu, táo

Trái cây có GI trung bình (GI từ 56 đến 69)

Đu đủ

Mặc dù chứa hàm lượng chất dinh dưỡng (vitamin, chất khoáng) tương đối cao. Đu đủ lại có lượng đường thấp. Bổ sung đu đủ trong khẩu phần ăn hằng ngày hỗ trợ làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp II bằng cách hỗ trợ bài tiết insulin để ấp thu đường vượt ngưỡng.

Một số loại trái cây cùng nhóm còn có dứa, dưa ngọt, quả sung… Cần ăn ở liều lượng hợp lý để duy trì đường huyết ở mức phù hợp.

Trái cây cho người tiểu đường có GI cao (trên 70)

Dưa hấu

Dưa hấu là một loại trái cây giúp thanh nhiệt vào mùa hè rất tốt. Trong thành phần của quả có chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, A, B1, B6, chất khoáng như kali, magie, canxi. Ngoài ra, chất chống oxy hóa lycopene có trong dưa hấu đã được chứng minh có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của insulin.

Dù chứa nhiều nước nhưng lượng đường trong dưa hấu vẫn ở mức khá cao. Do đó, bệnh nhân tiểu dường chỉ nên ăn 1 – 2 miếng dưa mỏng để duy trì lượng đường huyết ở mức phù hợp.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì?

Hầu như các loại trái cây đều có nguồn dưỡng chất chính là chất chống oxy hóa, viatmin B, Vitamin C, Na, K, Ca. Đây đều là những chất có ích cho cơ thể, tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đối với bà bầu bị tiểu đường, nếu thích ăn trái cây thường xuyên thì nên chọn các loại trái cây có chỉ số đường (GI) thấp sau:

Cam

Cam là loại trái cây tốt cho bà bầu và giàu chất xơ. Nhiều vitamin A, canxi, axit folic… hỗ trợ sự phát triển xương, cơ, ổn định huyết áp, tăng cường miễn dịch và ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh đối với thai nhi. Hàm lượng đường trong cam cũng thấp nên thích hợp trong các bữa phụ. Thai phụ có thể uống nước cam tươi, ít đường cũng sẽ phù hợp để giải khát.

Cam là hoa quả mà người tiểu đường thai kỳ nên ăn

 

Bưởi

Tương tự như cam thì bưởi cũng rất giàu vitamin C, beta-carotene và chất chống oxy cao là lựa chọn lành mạnh. Bưởi còn rất tốt để phụ nữ mang thai phòng tránh cao huyết áp và táo bón. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên mẹ bầu nên ăn từ nửa trái bưởi mỗi mỗi tuần xen kẽ với các loại hoa quả khác để bổ sung lượng vitamin cần thiết, giúp nâng cao hệ thống miễn dịch.

Chuối

Mặc dù chuối chứa lượng đường khá lớn nhưng nếu bà bầu ăn chuối với khẩu phần thích hợp thì vẫn có thể yên tâm. Chuối là thực phẩm rất tốt cho bà bầu, vừa có tác dụng phòng ngừa tình trạng cao huyết áp. Bổ sung Kali để giảm tình trạng phù nề, chuột rút, ngừa thiếu máu khi mang thai. Hàm lượng vitamin A dồi dào trong chuối còn giúp bà bầu phòng ngừa ung thư, giảm béo phì. Chỉ nên ăn 1/2 nải chuối và ăn cách bữa ăn khoảng 2 tiếng.

Táo

Đối với sức khỏe thai kỳ, ăn táo giúp giải độc cơ thể và loại bỏ các chất thải nguy hại. Làm giảm nhu cầu insulin của mẹ bầu bị tiểu đường lên đến 35%.

Ngoài ra, táo còn giúp mẹ bầu tăng cường cholesterol và giảm cholesterol – nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch,cao huyết áp khi mang thai. Nếu ăn 5 quả táo trong một tuần sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị các bệnh đường hô hấp cho mẹ bầu và thai nhi.

Ổi

Trong số các loại trái cây thì ổi dường như rất rẻ tiền. Giá trị đem lại cho sức khỏe mẹ bầu lại rất đáng kể. Ổi có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu, tăng sức đề kháng, trị táo bón thai kỳ (không ăn hột ổi), tiêu chảy, hỗ trợ sự phát triển thần kinh thai nhi… Hơn thế nữa quả ổi sẽ giúp duy trì lượng đường trong máu phụ nữ có thai ở mức ổn định. Phòng tránh cao huyết áp, tiền sản giật xảy ra vào 3 tháng cuối.

Thanh long

Thanh long được cấu tạo chủ yếu từ màng nhầy pectin, chất xơ hòa tan và chất xơ không tan cellulose đều là chất có tác dụng phòng trị bệnh táo bón, béo phì, xơ vữa động mạch, viêm ruột kết…
Bên cạnh đó, lượng chất xơ dồi dào trong thanh long có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tiểu đường. Ăn thanh long cũng có thể giúp làm sạch hệ tiêu hóa với liều lượng tối đa là 1 quả thanh long mỗi ngày. Tuyệt đối không nên ăn vào buổi tối.

Kiwi

Trong số các loại trái cây, kiwi có nhiều dinh dưỡng nhất. Trong đó đáng nói đến là khả năng cung cấp axit folic giúp phòng ngừa dị tật thai nhi. Bổ sung thêm nhiều dưỡng chất như kali, chất xơ và vitamin C. Các mẹ bầu cũng có thể ăn kiwi thoải mái nhờ hàm lượng carbs thấp. Có tác dụng điều chỉnh mức đường huyết luôn ổn định cho các chị em khi mang thai.

Tóm lại, ăn trái cây tươi hoặc salad hoặc tráng miệng trái cây là cách hữu hiệu dể bạn thỏa mãn cơn thèm ăn. Vẫn hấp thu được dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt đối với người đang bị tiểu đường