Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường (glucose) của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, điều này không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Phụ nữ mang thai thường mắc đái tháo đường thai kỳ là do sự thay đổi nội tiết của cơ thể mẹ trong thai kỳ dẫn đến tăng đề kháng với Insulin, khiến lượng đường máu trong cơ thể mẹ cao hơn mức bình thường. Mức độ ảnh hưởng như sau:
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với thai phụ
- Tăng nguy cơ sảy thai.
- Tăng nguy cơ bị chấn thương trong khi sinh nở do thai quá lớn, thường được chỉ định suy mổ.
- Tăng nguy cơ mắc tiền sản giật.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng, băng huyết sau sinh.
- Tăng nguy cơ bị tiểu đường sau sinh.
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi
Thai phát triển quá lớn: do hàm lượng đường trong máu của mẹ tăng cao, truyền qua thai nhi, kích thích tuyến tụy của em bé sản sinh ra nhiều insulin khiến thai nhi phát triển quá mức. Thai nhi to có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh sau sinh như: vàng da, suy tim, khó thở, hạ đường huyết, đa hồng cầu… Thai to khiến sản phụ khó sinh, gặp nhiều nguy hiểm trong kỳ sinh nở, trẻ sinh ra dễ bị gãy xương đòn, trật khớp vai…
- Tăng nguy cơ sẩy thai, chết lưu thai, sinh non.
- Tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh ở hệ thần kinh trung ương, xương, tim mạch, hệ tiêu hóa…
Nguy cơ lâu dài
Nguy cơ trở thành đái tháo đường type 2 sau này (30-50% bị ĐTĐ type 2 trong vòng 5-10 năm). Béo phì và tăng cân quá mức
Tăng nguy cơ ĐTDTK cho những lần có thai sau (tỷ lệ 30-69% ở những lần có thai kế tiếp)
Đối với thai nhi, ĐTĐTK ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cuả thai nhi. Có hai giai đoạn thai kỳ chịu ảnh hưởng của tình trạng đái tháo đường.
Những ai thường mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kì là một trong những biến chứng phổ biến nhất khi mang thai, tác động đến 1/10 mẹ bầu và thường gặp nhiều hơn ở những người béo phì. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Có rất nhiều các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, chẳng hạn như nếu bạn:
- Tuổi trến 25
- Tiền sử gia đình có người đái tháo đường
- Béo phì ((BMI >30 thì nguy cơ ĐTĐTK tăng gấp 3 lần so với người BMI < 20)
- Người Đông Nam Á tỷ lệ đái tháo đường cao gấp 5 lần
- Tiền sử bất thường về dung nạp glucose hoặc suy giảm dung nạp Gluco lúc đói
- Tiền sử đái tháo đường thai kỳ
- Tiền sử đẻ con to > 4000gr (Người VN > 3600gr)
- Tiền sử sản khoa bất thường như sảy thai liên tiếp. Thai lưu đb thai lưu 3 tháng cuối. con dị tật, đa ối vv…
- Tiền sử rôi loạn huyết áp ở lần mang thai trước, tăng huyết áp mạn tính hay bệnh thận
Phòng ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ
“Đái tháo đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm, việc tầm soát đái tháo đường thai kỳ là rất quan trọng và cần thiết. Những thai phụ có nguy cơ cao, nên tầm soát đái tháo đường thai kỳ vào tuần lễ thai thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Khi có thai, các thai phụ nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như: tinh bột, đạm, chất béo, rau xanh để cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
Ăn uống lành mạnh: chọn những thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Ngoài ra, thai phụ cần tập trung ăn các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Chú ý đến sự đa dạng của thức ăn để giúp thai phụ đạt được mục tiêu của mình nhưng không ảnh hưởng đến hương vị và dinh dưỡng bữa ăn. Thai phụ cũng cần chú ý đến quy mô bữa ăn;
Luôn luôn vận động: đi bộ hàng ngày, đạp xe, bơi lội 30 phút mỗi ngày. Nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng dành riêng cho bà bầu ít nhất 30 phút mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ và giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn
Giảm cân trước khi mang thai: giảm cân trước khi mang thai giúp cho quá trình thai kỳ khỏe mạnh. Thai phụ cần tự động viên bản thân bằng những lợi ích lâu dài khi giảm cân. Chẳng hạn như có trái tim khỏe mạnh, nhiều năng lượng hơn và tự tin vào bản thân.