Bệnh tiểu đường type 2 có xu hướng phát triển chậm hơn so với đái tháo đường type 1. Thế nên thường phải mất một vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Người bệnh mới biết mình mắc phải vấn đề sức khỏe này. Bệnh tiểu đường type 2 cũng có thể xuất phát từ tiền tiểu đường.
Vì sao tiểu đường type 2 lại tiến triển nặng hơn?
Trong các trường hợp điển hình, khi người mắc bệnh gặp thất bại trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Do chế độ ăn uống và lối sống thiếu khoa học thì cần phải sử dụng metformin.
Năm tháng trôi qua, người bệnh dường như sẽ tự cảm nhận được bệnh đang tiến triển nặng hơn. Đi kèm với đó là việc phải uống càng nhiều các loại thuốc điều trị bệnh như gliclazide. Nếu vẫn không thể kiểm soát tốt bệnh thì bạn có thể cần phải dùng đến insulin. Về bản chất, việc làm chậm lại sự tiến triển của bệnh đái tháo đường type 2 thường là mục tiêu được kỳ vọng.
Bệnh tiểu đường type 2 xuất hiện và gây ra một loạt các biến chứng bao gồm bệnh võng mạc (thị lực bị tổn thương). Bệnh thần kinh (dây thần kinh bị tổn thương) và bệnh thận (thận bị tổn thương). Việc mắc bệnh đái tháo đường cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2 đang tiến triển nặng hơn?
Có không ít người bệnh đái tháo đường không thể nhận biết tình trạng sức khỏe của bản thân đang có chiều hướng chuyển biến xấu một cách kịp thời. Nguyên do là họ không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo. Dưới đây là một số biểu hiện cho thấy tình trạng đái tháo đường có các dấu hiệu trở nặng do việc kiểm soát chỉ số đường huyết thiếu hiệu quả. Các dấu hiệu bao gồm:
- Tiểu gắt
- Mất khẩu vị
- Tê bì tay chân
- Thị lực yếu rõ rệt
- Sút cân không lý do
- Vết thương ngoài da lâu lành.
Cách nào giúp làm thuyên giảm đái tháo đường type 2
Việc làm thế nào để ngăn sự tiến triển bệnh tiểu đường type 2 chuyển biến theo chiều hướng xấu. Hoặc cụ thể hơn là làm thuyên giảm tình trạng đều nằm trong nỗi băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo các biện pháp hỗ trợ, chẳng hạn như:
Kết hợp đa dạng nhiều thực phẩm
Carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu của bạn cao hơn và nhanh hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác. Do vậy, hãy chọn lựa thực phẩm có protein, chất béo tốt và chất xơ cũng như những sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho đái tháo đường bởi chúng không làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
Lối sống lành mạnh
Theo các chuyên gia, bạn nên uống nhiều nước lọc, tránh xa khói thuốc lá cũng như có chế độ vận động phù hợp (100-150 phút mỗi tuần). Bên cạnh đó, tránh ngồi một chỗ quá lâu cũng như giảm cân nếu bạn được đánh giá là thừa cân.
Nắm rõ chỉ số HbA1c
Xét nghiệm HbA1c sẽ giúp bạn biết được liệu trong vài tháng qua, bản thân đã kiểm soát tình trạng bệnh tốt chưa. Do vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những điều bạn có thể làm để điều hòa lượng đường trong máu một cách tốt nhất.