Bệnh tiểu đường làm tăng gấp đôi nguy cơ trầm cảm, và ngược lại, những người bị trầm cảm có khả năng cao mắc bệnh tiểu đường. Trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường phần lớn thuộc về tâm lý người bệnh, rất nhiều triệu chứng của bệnh về tâm thần làm che lấp cả những triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường
Do quá trình stress oxy hóa xảy ra khi đường huyết tăng thường xuyên làm tổn thương các tế bào thần kinh, gây xơ vữa mạch máu não, làm thiếu hụt nguồn dinh dưỡng và oxy cung cấp cho các tế bào não.
Việc kiểm soát lượng đường là điều bắt buộc, hiển nhiên đối với mỗi bệnh nhân tiểu đường, đây được coi là một áp lực dẫn đến người bệnh mắc trầm cảm. Tuy nhiên, điều này lại quay lại gây khó khăn trong việc quản lý bệnh tiểu đường
Các yếu tố nguy cơ tương tự nhau gây trầm cảm ở người mắc bệnh tiểu đường, bao gồm: tiền sử gia đình, béo phì, tăng huyết áp, ít hoạt động, bệnh động mạch vành…
Dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Một bệnh nhân tiểu đường có dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm sẽ có các triệu chứng sau: cơ thể mệt mỏi, mất ngủ liên miên, bỏ ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng, tâm trạng cáu gắt, chán chường, suy giảm trí nhớ, có các ý định, hành vi tự tử,…
Cơ thể mệt mỏi
Là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trầm cảm, người bệnh thiếu đi sự linh hoạt bình thường, biểu lộ cảm xúc hạn chế, thường suy nghĩ một mình, đặc biệt là các bệnh nhân đường huyết không ổn định.
Mất ngủ thường xuyên
Bệnh nhân tiểu đường vốn đã thường xuyên mất ngủ do đi tiểu nhiều, tiểu đêm. Họ là đối tượng rất khó đi vào rất ngủ ngon và sâu, thường là phải trằn trọc mất 2 – 3 tiếng đồng hồ trên giường thì mới ngủ được. Trung bình một đêm họ chỉ ngủ 3 – 4 tiếng đồng hồ, và rất khó để ngủ lại.
Hay cáu gắt bất thường
Tâm lý bất ổn khiến người bệnh đái tháo đường rất hay bực bội, cáu giận. Nhiều trường hợp có những hành vi khác thường như bất chợt muốn làm một việc gì đó mà trước đó chưa bao giờ làm. Nói chung họ có những thay đổi tâm lý, hành động rất thất thường.
Chán ăn, ăn không ngon
Đây là nguyên nhân bệnh nhân đái tháo đường rất gầy, do họ không ăn được hoặc ăn không ngon miệng, dẫn đến chán ăn. Tuy nhiên, có nhiều thường hợp mắc bệnh béo phì, thừa cân khi bị tiểu đường.
Suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là biểu hiện tất yếu của cả bệnh trầm cảm lẫn bệnh tiểu đường nói chung. Họ thường không chú tâm, tập trung vào việc gì đó. Nhiều trường hợp nhớ nhớ, quên quên… Mặt khác, các bệnh nhân này có trí nhớ kém thường nói trước quên sau, nhầm lẫn các sự việc, sự kiện với nhau. Họ hay quên đồ đạc, quên những việc cần phải làm.
Ý định và hành vi tự sát
Ý định tự sát khá phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường. Do bi quan, chán nản cho rằng mình là gánh nặng cho gia đình, bệnh nhân muốn chết để kết thúc. Tuy nhiên, hành vi tự sát lại hiếm gặp hơn rất nhiều. Nghĩa là bệnh nhân đái tháo đường ít khi tự sát.
Một số giải pháp điều trị
Với bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm, điều trị bằng thuốc là không đủ cần kết hợp với các liệu pháp tâm lý và sự hỗ trợ của người nhà bệnh nhân. Khi được điều trị bằng thuốc, kết hợp với tư vấn, hoặc tâm lý trị liệu sẽ giúp người bệnh kiểm soát được cả 2 căn bệnh cùng một lúc. Bác sĩ sẽ hỗ trợ và giúp đỡ bạn trong quá trình hồi phục sức khỏe. Vì vậy đừng ngần ngại tham khảo và xin ý kiến của bác sĩ, chuyên gia.
Cải thiện tâm lý
Tâm lý là yếu tố chính khiến bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh trầm cảm. Vì vậy, khi cải thiện được yếu tố tâm lý, thay đổi hành vi nhận thức. Và điều trị cá nhân, tình trạng bệnh của người bệnh sẽ tốt lên. Hiện nay có rất nhiều chương trình điều trị ngoại trú cho đến khi các triệu chứng được cải thiện mà người bệnh nên tham gia.
Tuy nhiên, người bệnh cần tự điều chỉnh tâm lý của mình đầu tiên để đạt kết quả tốt trong quá trình điều trị. Suy nghĩ tích cực, lạc quan, giảm bớt căng thẳng,.. sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Một số loại thuốc trợ giúp
Điều trị bằng thuốc sẽ giúp các triệu chứng giảm đi đáng kể. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm. Các sản phẩm thuốc ít tác dụng phụ có thể tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Bác sĩ sẽ là người trực tiếp trợ giúp trong quá trình điều trị thuốc của bệnh nhân từ việc kê đơn, liều lượng. Với những bệnh nặng có triệu chứng nặng, bác sĩ xem xét thay thế thuốc để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Thay đổi lối sống
Một lối sống lành mạnh, khoa học sẽ giúp tinh thần người bệnh phấn chấn, lạc quan, yêu đời. Bước đầu tiên, người bệnh nên thực hiện ăn nhiều những thực phẩm lành mạnh. Như trái cây và rau quả – những thực phẩm ít đường và ít chất béo.
Thường xuyên tập thể dục
Thường xuyên tập thể dục giúp giảm các triệu chứng trầm cảm. Tập thể dục có tác dụng thúc đẩy các hormone hạnh phúc trong não. Kích thích các tế bào não mới tăng trưởng, giúp giảm cân, giảm đường huyết. Và tăng cường năng lượng cũng như sức chịu đựng. Đồng thời, tập thể dục giúp bạn ngủ ngon hơn về ban đêm. Tránh mất ngủ và ngủ không sâu giấc.