Chứng tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường thường bắt đầu ở các đầu ngón tay, ngón chân. Sau đó lan ra cả bàn tay và bàn chân. Đường máu tăng cao làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng thần kinh. Đồng thời làm rối loạn quá trình dẫn truyền tín hiệu từ não bộ tới các chi, gây giảm cảm giác tại đây.
Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng tê bì tay chân
Biến chứng thần kinh ngoại biên do bệnh tiểu đường, với biểu hiện ban đầu là tê bì đầu ngón chân, ngón tay. Sau đó lan tỏa ra cả bàn chân/bàn tay. Đó chưa phải là tất cả, biến chứng này còn gây ra nhiều triệu chứng phức tạp như: nóng rát gan bàn chân, đau nhức bắp thịt, chuột rút, biến dạng bàn chân…
Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh đái tháo đường với tỷ lệ mắc lên tới 70%. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở người đái tháo đường cao tuổi và mắc bệnh lâu năm. Thống kê cho thấy, có tới một nửa số người bệnh tiểu đường túyp 2 đã có biểu hiện biến chứng thần kinh ngay tại thời điểm chẩn đoán.
Khi đường huyết tăng cao trong thời gian dài thúc đẩy quá trình oxy hóa trong cơ thể sẽ diễn ra mạnh mẽ làm gia tăng các chất thải độc hại. Các chất thải này gây tổn thương toàn bộ hệ thống mạch máu và các dây thần kinh. Các sợi thần kinh bị tổn thương và nuôi dưỡng kém là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thần kinh do đái tháo đường và triệu chứng điển hình là tê bì chân tay.
Mức độ ảnh hưởng tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường
Tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường không chỉ là biến chứng gây khó chịu mà nó còn có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm như: Mất cảm giác ở tay, chân. Biểu hiện điển hình là chạm vào vật nóng nhưng không có cảm giác bỏng rát, bị vật sắc nhọn cứa vào tay nhưng không thấy đau.
Tiểu đường khiến cho dòng máu tới các chi giảm. Các vết thương trên tay, chân có thể nhiễm trùng, hoại tử. Nhiều người không được can thiệp kịp thời đã phải cắt cụt ngón tay, ngón chân. Thậm chí là bàn tay, bàn chân, tháo khớp gối, nghiêm trọng hơn là tàn phế suốt đời.
Trường hợp người bị tiểu đường phải cắt cụt chi thì vết thương rất khó lành. Thậm chí là có thể bị hoại tử tiếp, phải cắt cụt sâu hơn, tháo khớp cao hơn. Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, khi thấy các dấu hiệu tê bì chân tay hay bất cứ vấn đề bất thường nào khác thì cần đến bệnh viện kiểm tra để tiến hành điều trị ngay. Cần có các biện pháp dự phòng sớm các biến chứng về thần kinh và mạch máu ở người bệnh tiểu đường.
Giải pháp cho chứng tê bì chân tay ở người bệnh tiểu đường
Khi có biểu hiện tê bì chân tay, người bệnh đái tháo đường cần nghĩ ngay đến biến chứng thần kinh. Lúc này cần có biện pháp và điều trị đúng hướng. Việc ổn định đường huyết không đủ để kiểm soát biến chứng đái tháo đường nên người bệnh cần một giải pháp chuyên biệt hơn bằng cách kết hợp những điều sau đây:
Kiểm soát đường huyết
Bệnh thần kinh đái tháo đường có thể biến chuyển khả quan hơn khi đường huyết ổn định. Để kiểm soát chỉ số đường huyết, nguyên tắc đầu tiên mà người bệnh cần tuân thủ là sử dụng thuốc trị đái tháo đường đúng theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, chế độ ăn uống và vận động cũng quan trọng không kém.
Đối với người thừa cân hoặc béo phì, cần giảm cân để giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh thần kinh đái tháo đường. Và giúp cải thiện tình trạng bệnh. Khi bị tê bì tay chân. Bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng với nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Kết hợp tập thể dục đều đặn, hạn chế uống rượu. Và tuyệt đối không được hút thuốc lá.
Ngoài ra, khi đã có biểu hiện biến chứng thần kinh. Người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra bàn chân mỗi ngày để kịp thời phát hiện. Và điều trị các vết thương, vết loét, phòng ngừa nhiễm trùng, hoại tử và đoạn chi.
Chườm ấm
Chườm ấm có thể giúp bạn giảm tê bì chân tay tạm thời. Khi chườm ấm, nhiệt độ sẽ khiến máu lưu thông tốt hơn đồng thời hệ thống cơ bắp và thần kinh được thư giãn. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra nhiệt độ nước trước khi chườm ấm bằng nhiệt kế hoặc khuỷu tay để tránh nguy cơ bị bỏng.
Massage
Tác dụng của biện pháp này cũng là giúp máu lưu thông tốt hơn. Kích thích các dây thần kinh từ đó giảm bớt cảm giác tê bì. Bạn có thể dùng một chút dầu liu, dầu oải hương xoa bóp vùng tê bì theo vòng tròn, liên tục trong khoảng 5 phút. Nếu tê bì chưa giảm, bạn lặp lại động tác này nhiều lần.
Bổ sung vitamin B12
Một số trường hợp thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến sự gián đoạn dẫn truyền. Và tổn thương tế bào thần kinh – hai nguyên nhân chính gây ra tê bì chân tay. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung nếu cơ thể thiếu hụt dưới sự chỉ định của bác sĩ. Xét nghiệm máu sẽ giúp bạn biết mình có bị thiếu vitamin B12 hay không.
Vận động nhiều hơn
Vận động giúp bạn giảm tê bì theo nhiều cách khác nhau. Thông qua tác dụng kiểm soát đường huyết, vận động làm chậm quá trình tổn thương hệ thần kinh. Ngoài ra, vận động còn giúp tăng tuần hoàn máu đến các chi, hạn chế căng thẳng.
Nếu bạn đã có biến chứng bàn chân, hãy lựa chọn các bài tập ít gây áp lực như đi bộ, đạp xe… Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý kiểm tra bàn chân sau khi tập và hàng ngày để phát hiện sớm các vết thương nếu có.