Khi lượng đường trong máu cao kéo dài, một loạt các vấn đề sức khỏe có thể phát triển. Biến chứng của bệnh tăng đường huyết là gì?
Các biến chứng của bệnh tăng đường huyết
Dễ bị nhiễm khuẩn và nấm
Tăng đường huyết kéo dài làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nấm như mụn nhọt, giun đũa, các loại khuẩn lây nhiễm cao hơn. Bệnh gây ra các vấn đề về da liễu như các mảng da hình tròn, hình bầu dục, có vảy màu nâu nhạt trên chân, các nốt màu nâu nổi trên cổ, nách, háng. Người bị tiểu đường có đường huyết cao có thể bị mụn nước ở các chi nghiêm trọng hơn là hoại tử lipoidica diabeticorum – một dạng tổn thương với các vết sẹo màu tím. Một số trường hợp da dày, cứng sáp ở mu bàn tay.
Tổn thương thần kinh
Tăng đường huyết liên tục có thể gây tổn thương hoặc làm hỏng các dây thần kinh theo nhiều cách. Người có triệu chứng đường huyết cao có thể gặp phải các biến chứng bệnh như:
Bệnh thần kinh ngoại biên: Đây là tổn thương thần kinh ở bàn chân và bàn tay. Bệnh có thể dẫn đến tê, ngứa ran hoặc da yếu. Các tổn thương ở chân đôi khi không được chú ý.
Bệnh lý thần kinh tự động: Điều này ảnh hưởng đến các quá trình tự động trong cơ thể, chẳng hạn như kiểm soát bàng quang, chức năng tình dục và tiêu hóa.
Các loại bệnh lý thần kinh khác: Đường huyết tăng liên tục có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh xương đùi, ngực, sọ hoặc nhiều khu vực khác trong cơ thể.
Biến chứng gây nên các vấn đề về mắt
Những người mắc bệnh tiểu đường có đường huyết cao thường xuyên có thể gặp bệnh võng mạc tiểu đường. Gây tổn thương nghiêm trọng cho các mạch máu ở phía sau mắt, dẫn đến mất thị lực thậm chí gây mù. Bị tăng đường huyết và huyết áp cao liên tục làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp lên 40% và đục thủy tinh thể lên 60%.
Ketoacidosis tiểu đường (DKA)
Biến chứng xuất hiện khiến các tế bào trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin. Khi cơ thể không đủ insulin hoặc các tế bào không đáp ứng và glucose không truy cập vào các tế bào thì cơ thể sẽ sử dụng chất béo để tạo năng lượng thay thế khiến cơ thể sẽ sản xuất ketone do phá vỡ chất béo. Quá trình tích tụ ketone lâu ngày khiến máu trở nên quá nhiều axit gây nên DKA. DKA có thể gây hôn mê do tiểu đường nếu không được điều trị.
Phòng tránh
Để phòng ngừa chứng tăng đường huyết, bạn cần phòng ngừa nguyên nhân gây ra bệnh như mắc bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học. Một số cách phòng ngừa gồm:
– Cắt giảm đường và carb chế biến sẵn để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
– Chế độ ăn low-carb, ăn ít carbohydrate.
– Giảm cân, tránh béo phì: hầu hết những người bị tiểu đường tuýp 2 thường thừa cân, béo phì.
– Thường xuyên tập thể dục: Với những người không hoặc ít hoạt động thể chất, thường xuyên ngồi cả ngày dẫn đến một lối sống ít vận động, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Lối sống ít vận động cũng tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và đường trong máu cao.
– Bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích không tốt cho sức khỏe tim mạch và các vấn đề về đường huyết
– Thường xuyên kiểm tra đường huyết, chỉ số đường huyết như sau được coi là an toàn:
Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).
Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).
Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).
Ở mỗi lứa tuổi, thể trạng có mức đường huyết an toàn khác nhau. Nếu quá chênh lệch so với mức an toàn chung trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để phòng tránh bệnh nặng hơn.
Cách ăn uống cho người tăng đường huyết
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sự phát triển, diễn biến của dấu hiệu tăng đường huyết. Người thường xuyên tăng đường huyết cần chú ý đến những thực phẩm bổ sung hàng ngày cũng như cách chế biến chúng:
Người tăng đường huyết nên ăn gì?
– Nhóm thực phẩm đường bột: Hạn chế ăn cơm, khoai, sắn. Ăn thực phẩm đường bột ít đường gồm đậu đỗ, ngũ cốc nguyên hạt, gạo còn vỏ cám, rau củ quả… tốt cho sức khỏe, hạn chế việc tăng đường huyết. Chú ý, chỉ nên chế biến bằng các phương pháp như hấp, luộc, nướng, hạn chế chiên, xào. Nếu người bệnh tăng đường huyết ăn khoai sắn thì nên giảm hoặc cắt cơm.
– Các loại thịt nạc: các loại thịt nạc như thịt gia cầm bỏ da, thịt bỏ mỡ, cá… . Bổ sung protein, hạn chế béo phì và các bệnh tăng đường huyết.
– Chất béo không bão hòa: Chất béo không bão hòa có trong đậu nành, dầu cá, vừng, dầu olive được ưu tiên trong chế độ ăn cho người tăng đường huyết.
– Bổ sung chất xơ: các chất xơ đặc biệt chất xơ từ rau, hoa quả giúp kiểm soát tốt lượng đường, hạn chế đường trong máu tốt. Khi chế biến không nên cho các loại sốt ngọt, kem vào.
Người tăng đường huyết nên kiêng gì?
– Hạn chế thực phẩm quá nhiều tinh bột như gạo trắng, miến, bột sắn dây…
– Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol không tốt cho sức khỏe, bệnh đường huyết và tim mạch.
– Hạn chế thực phẩm như thịt mỡ, nội tạng động vật, da gia cầm, các loại ke, mứt, siro, nước ngọt có ga…
– Hạn chế các loại hoa quả sấy, mứt hoa quả bởi lượng đường trong các thực phẩm này rất cao.
– Tránh ăn quá nhiều trong một bữa khiến đường huyết tăng đột ngột.
– Vận động nhẹ sau khi ăn, tránh nằm, ngồi.