biến chứng của tiểu đường

Cảnh báo các biến chứng của tiểu đường thường gặp nhất

Bệnh tiểu đường là căn bệnh vô cùng nguy hiểm gây nên các biến chứng khó lường. Các biến chứng của tiểu đường trên tim, mắt, thận, thần kinh, bàn chân… mới là lý do gây suy giảm tuổi thọ, làm tăng tỷ lệ tàn tật (mù lòa, đoạn chi) và gánh nặng về chi phí điều trị.

Các biến chứng của tiểu đường cấp tính

Hạ đường huyết là biến chứng của tiểu đường
Hạ đường huyết là biến chứng của tiểu đường

Hạ đường huyết

Tình trạng hạ đường huyết là một biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Có thể dẫn đến tình trạng co giật, mất ý thức, thậm chí là tử vong. Tùy theo mức độ hạ đường huyết, bệnh nhân sẽ có biểu hiện khác nhau.

Mức độ nhẹ: đói cồn cào, xót ruột, đau bụng, cảm giác mệt mỏi, nhịp tim nhanh, run tay, đánh trống ngực và vã mồ hôi.

Mức độ trung bình: những biểu hiện về thần kinh như cơ thể suy kiệt. Giảm hoạt động trí tuệ, lú lẫn, dễ bị kích động, rối loạn giấc ngủ,…

Trường hợp nặng: lú lẫn cấp tính, bị kích động mạnh, liệt nửa người, thần kinh lu trú. Bị co giật ngắt quãng hoặc liên tục, hôn mê sâu có rối loạn ý thức,…

Hôn mê

Hôn mê là một biến chứng tiểu đường cấp tính và dễ dẫn đến tử vong nếu không xử lý kịp thời

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu: trường hợp này thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi bị tiểu đường tuýp 2, có tỷ lệ tử vong cao.

Hôn mê do hạ đường huyết đột ngột: là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường.

Các biến chứng của tiểu đường mãn tính

Biến chứng về mắt

Biến chứng tiểu đường về mắt khá thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường là cườm khô, cườm nước và bệnh võng mạc tiểu đường. Phổ biến nhất vẫn là bệnh võng mạc tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường cần phải đi khám võng mạc ít nhất 1 năm 1 lần. Nhằm phát hiện bệnh sớm và có cách điều trị kịp thời.

Trong giai đoạn sớm của bệnh: bệnh nhân chỉ cần khám định kỳ. Theo dõi kỹ theo chỉ định của bác sĩ.

Trong giai đoạn nặng hơn: bệnh nhân phải được điều trị bằng laser, quang đông võng mạc toàn bộ hoặc chích thuốc để làm giảm tăng sinh và giảm phù nề.

Biến chứng tiểu đường về tim mạch

Biến chứng về tim mạch là các biến chứng xuất hiện trên cơ sở tổn thương xơ vữa động mạch của các mạch máu lớn và vừa.

Sự kết hợp của bệnh tiểu đường với biến chứng tim mạch sẽ làm tỉ lệ tử vong ở người bệnh tăng lên gấp 3 lần so với người bệnh tim mạch đơn thuần.

Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng về thần kinh

biến chứng của tiểu đường
Bệnh thần kinh ngoại vi: cảm giác tê, châm chích

Biến chứng về thần kinh là hiện trạng tổn thương dây thần kinh xảy ra do lượng glucose trong máu tăng cao.

Biểu hiện chính của bệnh thần kinh do tiểu đường gây ra gồm các triệu chứng sau:

Bệnh thần kinh ngoại vi: cảm giác tê, châm chích, đau buốt ở các chi, yếu cơ, khó đi lại, nhiễm trùng, biến dạng chi,…

Bệnh thần kinh tự chủ: tổn thương mắt, hệ tiêu hóa, tim mạch, hệ niệu, sinh dục,…

Bệnh thần kinh cục bộ: nhìn đôi, đau sau hốc mắt, liệt dây thần kinh một bên, đau cẳng chân, bàn chân, mặt trước đùi, ngực, bụng,…

Bệnh đám rối-rễ thần kinh: đau nhiều xuất hiện ở đùi, bụng, cơ đùi yếu và teo, trướng bụng,…

Biến chứng thận – Biến chứng tiểu đường thường gặp

Khi đường huyết tăng cao kéo dài gây tổn thương hệ thống lọc của thận. Dẫn đến suy giảm chức năng thận.
Khoảng 20-40% bệnh nhân tiểu đường có xuất hiện biến chứng về thận.

Biến chứng nhiễm trùng

Biến chứng tiểu đường tiếp theo là biến chứng nhiễm trùng.
Người bị tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng do lượng đường trong máu cao có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Đồng thời, môi trường có nồng độ cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Các loại nhiễm trùng hay gặp ở người bị tiểu đường, bao gồm: nhiễm trùng chân, nhiễm trùng răng lợi, nhiễm nấm đường sinh dục, nhiễm trùng đường tiểu và nhiễm trùng vết mổ.