Có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường đi khám định kỳ kết quả kiểm soát đường huyết tốt, thuốc điều trị không thay đổi nên sinh ra tâm lý chủ quan, vài tháng mới đi khám lại, thậm chí có những trường hợp cả năm mới đi khám lại. Có những trường hợp tự ý giảm liều thuốc điều trị dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao gây tăng nguy cơ gặp các biến chứng tiểu đường.
Những biến chứng cấp tính thường gặp
Hôn mê do nhiễm toan ceton
Biến chứng tiểu đường này thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1. Tỷ lệ tử vong do biến chứng này khoảng từ 2,5 – 10,5%. Biến chứng tiểu đường này thường gặp do bệnh nhân bỏ tiêm insulin hoặc tiêm không đủ liều lượng…
Nhiễm toan xeton là trường hợp nhiễm toan do tăng sản xuất và tích tụ các xeton trong máu xảy ra khi thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối thường đi kèm với tăng đường máu và mất nước. trường hợp nặng sẽ dẫn tới tử vong
Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu
Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường máu là tình trạng tăng áp lực do tăng đường máu cao kèm theo mất nước nặng. Nó thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường type 2. Tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 14%. Nguyên nhân gây ra thường do bệnh nhân không dùng đúng liều thuốc điều trị và một số trường hợp ở bệnh cấp tính như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,,,
Hôn mê do hạ đường huyết đột ngột
Việc hạ đường huyết thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Điều quan trọng là việc xử lý khi gặp trường hợp này nếu không cấp cứu kịp thời đúng phương pháp bệnh nhân có thể tổn thương não không phục hồi hoặc nặng hơn là tử vong.
Mức đường huyết bình thường khoảng 4-5,6 mnol/l. Khi đường huyết thấp hơn 3mnol/l là triệu chứng hạ đường huyết
Những biến chứng tiểu đường mạn tính thường gặp
Ngoài những biến chứng tiểu đường cấp tính thì còn có những biến chứng nguy hiểm hơn gọi là biến chứng mạn tính. Đó là những biến chứng gây ra các tổn thương mạch máu và thần kinh
Biến chứng về thần kinh rất hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường các biểu hiện thường gặp như:
- Tê bì, dị cảm, mất cảm giác, kiến bò ở hai chân.
- Nhịp tim nhanh khi nghỉ, chóng mặt khi thay đổi tư thế.
- Nuốt nghẹn, đầy bụng, ăn chậm tiêu, nôn, buồn nôn sau khi ăn.
- Rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy kéo dài hoặc táo bón.
- Đái không hết bãi, đái khó hoặc bí đái.
- Rối loạn cương dương ở nam giới.
- Hạ đường huyết không có dấu hiệu cảnh báo.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường có cá biến chứng mạch máu như:
- Bệnh mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim
- Bệnh máu máu não gây đột quỵ
- Bệnh mạch máu ngoại vi
- Bệnh lý võng mạc
- Bệnh lý vi mạch cầu thận
- Tổn thương thần kinh ngoại biên
- Tổn thương thần kinh sọ não
Như vậy, mục tiêu điều trị là việc kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, phát hiện sớm các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp rối loạn chuyển hóa lipid nhằm giúp bệnh nhân ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng tiểu đường. Do vậy việc tuân thủ chế độ điều trị của bác sĩ bao gồm liều lượng, thời gian dùng thuốc, theo dõi các chỉ số đường huyết thường xuyên bằng các thiết bị homecare và đi khám định kỳ theo lịch của bác sĩ.
Ngoài việc phải tuân thủ những yêu cầu trên thì bệnh nhân muốn khỏe mạnh cần có những chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập luyện hợp lý