Các bệnh tim mạch do tiểu đường là một trong những loại biến chứng nguy hiểm hàng đầu dẫn đến nguy cơ tử vong. Ngoài ra, người bệnh còn phải phòng ngừa nhiều biến chứng tiểu đường nguy hiểm khác khi mắc phải căn bệnh đái tháo đường.
Nguyên nhân các bệnh tim mạch do tiểu đường
Ở người đái tháo đường, lượng đường trong máu thường cao hơn bình thường do không có đủ lượng insulin để phân giải thành năng lượng.
Lượng đường cao lâu ngày dẫn đến tình trạng rối loạn mỡ máu và gây ra những tổn thương trên dây thần kinh tự chủ cũng như mạch máu. Khi thành mạch trong trạng thái bị tổn thương. Các mảng xơ vữa tích tụ từ lượng cholesterol xấu sẽ xuất hiện.
Đây là lý do gây ra tình trạng ngăn cản sự lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể. Gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim,…Ở những trường hợp nghiêm trọng, người gặp phải biến chứng còn dễ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Đặc biệt, người bị tiểu đường lâu ngày còn gây ra những tác động đến hệ thần kinh tự chủ có vai trò điều khiển nhịp tim. Do đó, tim không thể tránh khỏi xuất hiện tình trạng đập nhanh thất thường, rối loạn nhịp hoặc hạ huyết áp tư thế đứng.
Những đối tượng dễ biến chứng tim mạch
Thời gian mắc bệnh đái tháo đường và khả năng kiểm soát sự ổn định của đường huyết có ảnh hưởng rất nhiều đến biến chứng xảy ra với tim mạch. Và các biến chứng càng trở nên trầm trọng hơn nếu người mắc bệnh tiểu đường đồng thời gặp phải những vấn đề sức khỏe sau:
- Người có bệnh lý cao huyết áp
- Người thừa cân, béo phì hoặc gặp vấn đề rối loạn lipid máu
- Người có thói quen sử dụng chất kích thích, đặc biệt là rượu bia, thuốc lá
- Người không thích vận động, luôn làm việc nhiều giờ với máy tính
- Người cao tuổi, sức yếu
Có thể thấy, các trường hợp thừa cân, thói quen dùng chất kích thích. Hoặc lười vận động đều có thể khắc phục để làm giảm thấp nguy cơ sức khỏe.
Cách điều trị các bệnh tim mạch do tiểu đường
Cách tốt nhất để kiểm soát các biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường gây ra duy trì đường huyết ở trạng thái ổn định.
Cụ thể, chỉ số đường huyết lúc đói không được cao hơn 7,0-7,5 mmol/l. Đồng thời HbA1C không quá 6,5-7%. Nói cách khác, đường huyết càng được duy trì tốt, các tổn biến chứng liên quan đến tim mạch càng ít xảy ra.
Ngược lại, nếu đường huyết liên tục tăng cao, chẳng hạn do chế độ ăn uống. Hoặc thói quen dùng chất kích thích có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim. Và rối loạn tim mạch không kiểm soát được.
Bên cạnh đó, việc điều trị các bệnh tim mạch do tiểu đường. Như vành mạch, mạch máu não nên được tiến hành toàn diện. Trong đó bao gồm các giải pháp ổn định huyết áp, ổn định lượng lipid trong máu.
Đặc biệt, người mắc bệnh cần thường xuyên thăm khám sức khỏe đúng định kỳ. Hoặc khi có những biểu hiện bất thường để kịp thời khắc phục. Càng phát hiện bệnh sớm, việc chữa trị càng trở nên dễ dàng và hiệu quả.
Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, nên áp dụng nhiều biện pháp phòng chống bệnh. Như hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩm nhiều tinh bột và tăng cường tập luyện thể thao.