Biến chứng bệnh tiểu đường (hay còn gọi là biến chứng đái tháo đường) được xếp vào top những bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Khi bạn bị bệnh tiểu đường ,về lâu dài nếu không có chế độ dinh dưỡng cân bằng, luyện hợp lý và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ. Khi bệnh có biểu hiện ra ngoài là đã đến giai đoạn nặng và có thể bắt đầu xuất hiện biến chứng.
Phân loại biến chứng tiểu đường
Biến chứng bệnh tiểu đường có 2 nhóm chính là biến chứng cấp tính và mạn tính.
- Biến chứng cấp tính là những biến chứng xảy ra đột ngột trong thời ngắn, rất dễ gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
- Biến chứng mãn tính là những biến chứng sinh ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính. Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm và chất béo, từ đó làm suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể.
Tuy nhiên, hiện nay người bệnh tiểu đường ít tử vong vì dạng biến chứng này. Chủ yếu tử vong vì các biến chứng mạn tính.
Biến chứng tiểu đường cấp tính
Đây là những biến chứng xảy ra đột ngột và có thể gây nên hậu quả đáng tiếc nếu không được xử lý kịp thời.
Hạ đường huyết biến chứng đái tháo đường
Xảy ra khi đường huyết xuống quá thấp mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/l).
Nguyên nhân có thể là:
- Bạn bị quá liều thuốc hạ đường huyết (thuốc uống hoặc tiêm insulin).
- Ăn uống kiêng khem quá mức hoặc uống thuốc khi chưa ăn.
- Tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi.
- Uống nhiều rượu, bia.
Dấu hiệu nhận biết:
Đói cồn cào, mệt mỏi, run chân tay, bủn rủn, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp đánh trống ngực. Người bệnh cần nhanh chóng uống nước đường, ăn vài viên kẹo hay nửa ly nước ép trái cây.
Cách phòng tránh:
Khi gặp dấu hiệu hạ đường huyết người mắc bệnh tiểu đường nên nhanh chóng dùng dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh. Ăn kẹo bánh ngọt hay uống nửa ly nước trái cây, kiểm tra đường huyết sau 15 phút. Nếu đường huyết bình thường trở lại bạn tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng trước đó khi cảm thấy tỉnh táo hẳn. Nếu hạ đường huyết nặng, bạn hãy đi cấp cứu ngay để được xử lý kịp thời.
Hôn mê cũng là biến chứng đái tháo đường
Đường huyết quá cao có thể gây hôn mê đột ngột. Biến chứng này hay xảy ra đột ngột và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
Cách phòng tránh: Cần kiểm soát tốt đường huyết của người bị đái tháo đường bằng thuốc men. Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng. Phòng tránh nhiễm khuẩn, chấn thương và stress cũng là yếu tố quan trọng cần được chú ý.
Biến chứng tiểu đường mãn tính
Biến chứng mắt:
Đường huyết cao khiến hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương. Dần dần, thị lực của người mắc bệnh có thể bị suy giảm, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, những biến chứng về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra.
- Đục thủy tinh thể sớm xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường. Có vẻ có tương quan với thời gian bị đái tháo đường và mức độ nghiêm trọng của tăng đường hụyết kéo dài.
- Bệnh võng mạc do đái tháo đường: Có đến 20% bệnh nhân đái tháo đường type 2 có bệnh võng mạc ở thời điểm chẩn đoán. Bệnh võng mạc rõ rệt đe doạ thị giác không bao giờ xuất hiện ở bệnh nhân type 1 trong 3 – 5 năm đầu hoặc trước tuổi dậy thì.
- Tăng nhãn áp: xảy ra ở khoảng 6% bệnh nhân đái tháo đựờng. Nó đáp ứng với cách điều trị thông thường cho bệnh góc mở.
Cách phòng tránh: Không cách phòng tránh nào hiệu quả hơn việc kiểm soát tốt đường huyết của bạn, với một chế độ sống khỏe và dinh dưỡng cân bằng. Bên cạnh đó, bạn nên có lịch khám mắt định kỳ, tối thiểu một năm một lần. Nếu cảm thấy mắt đột nhiên bị mờ hoặc đau nhức, hãy đi khám ngay để kiểm soát tình trạng cơ thể của mình nhé.
Bệnh tiểu đường biến chứng về tim mạch
Người bệnh tiểu đường có thể bị biến chứng tim mạch ngay tại thời điểm chẩn đoán hoặc sau vài năm mắc bệnh. Mặc dù các biến chứng về tim mạch như tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ động mạch ngoại vi gây tắc mạch, nhồi máu cơ tim là hệ lụy khó tránh tiểu đường. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 65% người tiểu đường tử vong vì biến chứng này.
Dấu hiệu nhận biết: Đau ngực, hồi hộp, mệt, khó thở khi gắng sức. Tuy nhiên khi có các đấu hiệu này, đa số bệnh đã nặng. Vì vậy, bạn nên chủ động thăm khám định kỳ, kiểm soát huyết áp, mỡ máu, cân nặng để phòng ngừa sớm biến chứng tim mạch.
Cách phòng tránh: Hãy kiểm soát tốt các chỉ số của cơ thể, bao gồm đường huyết, mỡ trong máu và huyết áp. Kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học với giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho người bị tiểu đường qua sản phẩm hỗ trợ .
Biến chứng của bệnh tiểu đường về thần kinh
Đây là biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của đái tháo đường. Biên chứng này gồm 2 loại và dâu hiệu sau:
- Biến chứng thần kinh ngoại biên: Dấu hiệu nhận biết là tê bì chân tay, cảm giác châm chích, nóng rát gan bàn chân, đau buốt về đêm, đau khi đi lại. Biến chứng này khiến người bệnh khó phát hiện được các vết thương. Biến chứng này dẫn đến gián tiếp tăng nguy cơ loét ở người tiểu đường.
- Biến chứng thần kinh tự chủ: Bạn có thể phát hiện biến chứng này qua các dấu hiệu: nhịp tim nhanh khi nghỉ, khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng hay bị choáng váng. Hoa mắt (hạ huyết áp tư thế), đầy bụng khó tiêu, có những đợt táo bón và tiêu chảy xen kẽ. Ngoài ra còn có cảm giác nghẹn, nuốt khó, tăng hoặc giảm tiết mồ hôi, rối loạn cương…
Cách phòng tránh
Kiểm soát lượng đường luôn cân bằng, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách mỗi ngày. Kết hợp ăn nghỉ hợp lý là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa biến chứng về thần kinh.
Biến chứng của tiểu đường về thận
Đường trong máu cao gây tổn thương đến hàng triệu vi mạch (mạch máu nhỏ) trong thận. Từ đó suy giảm chức năng lọc của thận, thậm chí suy thận.
Dấu hiệu nhận biết: Nước tiểu sủi bọt, có mùi hôi, phù chân, ngứa da, miệng có vị kim loại, buồn nôn, mệt mỏi hoa mắt…
Các phòng tránh: Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp, kết hợp cùng chế độ ăn ít muối, ít đạm, ít mỡ. Đừng quên đi xét nghiệm nước tiểu thường xuyên để theo dõi chức năng thận nữa.
Biến chứng nhiễm trùng
Đường trong máu cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể.
Cách phòng tránh: Luôn giữ đường huyết cân bằng và vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Đặc biệt là những vùng dễ nhiễm khuẩn như răng miệng, vùng kín hoặc tiết niệu. Nếu gặp dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, cơ thể có mùi khó chịu, tiểu buốt, có máu… hãy gặp bác sĩ ngay.