Biến chứng ở chân của người bệnh tiểu đường có thể là loét bàn chân, cắt cụt chi. Vậy thì có cách chăm sóc bàn chân cho người bệnh tiểu đường hay không? Đối với người bệnh tiểu đường thì chăm sóc bàn chân là điều rất quan trọng để giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn những nguyên nhân của biến chứng và cách chăm sóc bàn chân cho người tiểu đường. Cùng theo dõi nhé!
Nguyên nhân của biến chứng bàn chân ở người tiểu đường
Có thể nói, đối với người bệnh tiểu đường thì mọi bộ phận trên cơ thể đều phải chịu những ảnh hưởng của bệnh. Bàn chân là 1 trong số đó, và nguyên nhân chính khiến cho bàn chân người bệnh bị tổn thương đó là:
- Tổn thương thần kinh ngoại biên: Đây là tổn thương mà bất cứ bệnh nhân tiểu đường nào cũng có. Biến chứng này khiến cho bàn chân của người bệnh sẽ dần mất đi cảm giác nóng, lạnh, nặng hơn nữa sẽ mất hoàn toàn cảm nhận của chân. Khi chân của người bệnh bị sưng, phù lên thì sẽ càng khó điều trị.
- Loét bàn chân: Hiện tượng này thường thấy ở xương bàn chân, ngón chân cái, gót chân hay các vết chai ở chân, giữa các ngón chân.Bởi lượng đường trong máu tăng làm giảm chức năng của hệ miễn dịch, sức đề kháng khiến cho các vết thương lâu lành, không vệ sinh đúng cách khiến cho vết thương bị lở loét.
- Tổn thương các mạch máu: Khi các mạch máu dễ bị tổn thương sẽ khiến cho người bệnh tiểu đường bị xơ vữa động mạch, tắc mạch máu. Bên cạnh đó cũng khiến cho máu xuống bàn chân không đủ, làm cho các vết thương ở chân lâu lành.
- Nhiễm trùng: Do lượng đường trong máu cao khiến cho vi khuẩn có môi trường tốt để phát triển. Điều này khiến cho người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn người không mắc bệnh.
- Chai chân: Những vết chai ở chân tưởng như vô hại nhưng đó lại là dấu hiệu đầu tiên có thể tiến triển đến loét bàn chân.
Cách chăm sóc bàn chân cho người bệnh tiểu đường
Hầu hết các tổn thương loét bàn chân ở người bệnh tiểu đường đều có thể phòng ngừa được thông qua cách chăm sóc bàn chân, phát hiện sớm và được điều trị sớm tích cực. Dưới đây là cách chăm sóc bàn chân cho người bệnh tiểu đường mà bạn không nên bỏ qua:
Kiểm tra bàn chân thường xuyên
- Những kẽ chân, kẽ móng xem có vết xước, vết chai sạn, vết rộp… hay là những vết xước dù rằng rất nhỏ nhưng bạn vẫn phải kiểm tra thường xuyên.
- Bạn có thể tự kiểm tra hoặc là nhờ người khác kiểm tra giúp mình những vết thương đang có ở bàn chân. Kiểm tra bàn chân thường xuyên sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời những dấu hiệu để có biện pháp chăm sóc, điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng hơn.
Luôn vệ sinh bàn chân sạch sẽ
- Rửa chân mỗi ngày với xà phòng nhẹ và nước ấm, sau khi rửa hãy dùng khăn lau khô, không chà sát mạnh là điều người bệnh tiểu đường nên làm mỗi ngày để bảo vệ bàn chân của mình.
- Nếu da của bạn quá khô thì hãy sử dụng thêm những loại kem giúp giữ ẩm cho da, nhất là ở vùng gót chân, không thoa lên kẽ chân.
- Nếu có những vết xước chảy máu, có mủ xuất hiện, đốm đen của hoại tử thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chỉ định thuốc điều trị.
- Tuyệt đối không tự cắt các đốm đen hoại tử khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Luôn bảo vệ bàn chân với giày và tất
- Luôn đi giày dép để tránh va chạm với những mảnh chai, vật sắc nhọn khó nhìn thấy. Người bệnh tiểu đường không nên mang dép xỏ ngón vì có thể tạo cơ hội cho biến chứng loét giữa ngón cái và ngón thứ 2.
- Luôn giữ ấm cho bàn chân bằng tất, bạn cũng lưu ý khi chọn tất nên chọn chất liệu ầm, dệt bằng sợi tự nhiên, không có đường may. Và luôn đảm bảo tất luôn được giặt sạch và phơi khô mỗi ngày.
- Không mang giày dép quá chật để chân bị bức bí, gây nên những vết phồng rộp. Trước khi đi giày dép nên kiểm tra kỹ xem có vật gì, bụi hay côn trùng trong giày dép hay không?
Cần giữ cho mạch máu được lưu thông
- Khi ngồi hãy để chân cao bằng 1 chiếc ghế khi ngồi.
- Không vắt chéo chân trong 1 thời gian quá lâu.
- Không sử dụng những đôi tất chật hay có phần thắt ở cổ chân.
- Luôn cử động ngón chân và mắt cá chân trong 5 phút 2-3 lần trong ngày. Đi bộ, đạp xe,…để giúp bàn chân được lưu thông máu.
Tránh bỏng chân
- Luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi dùng để tắm hoặc rửa chân. Nhiệt độ nước luôn không được nóng quá cũng không nên lạnh quá.
- Nếu phải đi ra ngoài nắng thì nên thoa kem chống nắng cho bàn chân.
Chăm sóc móng chân
Người bệnh tiểu đường không nên để móng chân mọc quá dài. Nếu thị lực kém thì hãy nhờ người cắt móng chân. Không dùng những vật sắc nhọn đào sâu dưới móng chân hoặc da quanh móng.
Đến gặp bác sĩ
Nếu người bệnh bắt gặp những tổn thương trên da, có cục chai sần ở bàn chân… mà không thể tự xử lý ở nhà được thì nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc, điều trị tránh diễn tiến nặng.
Bài viết trên đã giúp bạn cách chăm sóc bàn chân cho người bệnh tiểu đường. Hi vọng bạn hãy luôn quan tâm đến bàn chân của mình để phòng ngừa được những biến chứng ở bàn chân của người bệnh tiểu đường một cách tốt nhất.
Bạn muốn tìm hiểu thêm về: