Bệnh tiểu đường có thể làm xuất hiện nhiều biến chứng trên da, làn da của bạn bị khô hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao bị tổn thương trên da mà không hay biết. Vậy để bảo vệ làn da làm sao luôn khỏe mạnh và tránh được những rủi ro ngoài ý muốn người bệnh tiểu đường nên thực hiện theo những lời khuyên dưới đây khi gặp biến chứng da do tiểu đường.
Hướng dẫn chung trong việc chăm sóc da ở người bệnh tiểu đường
Bạn hãy lưu ý luôn che chắn và bảo vệ kỹ lưỡng cho làn da của mình bằng cách sử dụng áo chống nắng, đeo khẩu trang, găng tay và mũ khi đi ra ngoài đường. Cụ thể hơn bạn nên:
– Hạn chế sử dụng các loại kem bôi và sản phẩm không rõ nguồn gốc để tránh nguy cơ bị dị ứng.
– Uống đủ 1,8 – 2 lít nước mỗi ngày để giữ ẩm cho da luôn khỏe mạnh
– Thời tiết mùa thu và mùa đông rất khô hanh vì vậy bạn nên thường xuyên bôi kem giữ ẩm cho môi để tránh nứt nẻ.
– Luôn sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài.
– Khi bạn tắm hãy pha một lượng nước ấm vừa đủ và đừng nên chà xát quá mạnh vào da. Hãy nhớ sử dụng một ít sữa tắm và thoa kem dưỡng ẩm sau khi vừa tắm xong.
– Sau khi rửa tay bằng xà phòng bạn nên thêm một động tác là bôi kem dưỡng ẩm cho tay.
Ngoài ra, nếu trong gia đình bạn có người bệnh tiểu đường, bạn hãy để sẵn một số vật dụng y tế như bông, băng, cồn, gạc, thuốc mỡ, nước muối sinh lý… trong hộp thuốc gia đình, đề phòng trong trường hợp cần dùng là có ngay.
Cách chăm sóc da khi gặp biến chứng da do tiểu đường
Chăm sóc da khi bị vết thương nhỏ
Bạn có nguy cơ cao bị cắt cụt chi chỉ vì một vết thương nhỏ ở bàn chân mà không được chăm sóc kỹ. Để hạn chế rủi ro này bạn nên:
- Kiểm tra kỹ các vùng da tay và chân thường xuyên để xem xét có bị thương hay không. Vì một vết xước măng rô nhỏ cũng có thể tạo thành ổ nhiễm trùng sau này.
- Khi thấy tổn thương trước tiên dùng nước muối sinh lý rửa thật sạch.
- Bôi thuốc mỡ để kháng khuẩn.
- Băng lại vết thương bằng một miếng gạc mỏng, sạch và nhớ thay băng thường xuyên.
Chăm sóc da khi bị mụn nước
Có rất nhiều người bệnh tiểu đường nghĩ mụn nước chỉ là một vấn đề hết sức bình thường. Nhưng vì sai lầm chủ quan này mà việc chăm sóc không được lưu ý có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy khi bị mụn nước bạn nên:
- Không sử dụng bất kỳ một vật nhọn nào để phá vỡ mụn nước.
- Thường xuyên rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng xà phòng không tạo bọt và nước ấm.
- Bôi một số loại thuốc mỡ trong thành phần có chứa kháng sinh để kháng khuẩn, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
- Băng vết thương bằng một miếng gạc mềm, mỏng và không nên băng bít quá chặt.
- Thay băng, gạc thường xuyên.
Chăm sóc da khi bị dị ứng
Một số ít người bệnh có thể bị dị ứng với thuốc điều trị tiểu đường hoặc insulin. Mặc dù là hiếm gặp nhưng nếu người đó là bạn, bạn hãy làm theo các hướng dẫn sau đây:
- Khi bị dị ứng, hãy đến gặp bác sỹ để xem nguyên nhân có phải do thuốc điều trị hay không.
- Làm sạch vùng da bị dị ứng và dùng gạc băng lại.
- Theo dõi các khu vực da xung quanh, nếu thấy bất thường hãy thông báo sớm cho bác sỹ.
Đến gặp bác sỹ khi thấy xuất hiện các dấu hiệu sau
- Các vùng da bị tổn thương như bị mụn rộp, bị bỏng, dị ứng… sau khi chăm sóc đúng cách nhưng không cải thiện.
- Nơi tổn thương gây đau đớn, sưng đỏ
- Vết thương lan rộng hơn thành vết loét
- Sốt trên 38 độ
- Thấy xuất hiện mụn mủ trên da
Có rất nhiều lời khuyên trong việc điều trị và kiểm soát sao cho hạn chế tối đa nguy cơ phát triển biến chứng tiểu đường. Trên thực tế các bệnh về da do tiểu đường không quá nguy hiểm nếu bạn biết cách chăm sóc da hiệu quả hàng ngày cũng như khi bị tổn thương.
>> Xem thêm: Biến chứng tiểu đường: Tác động lên da – nguyên nhân và cách điều trị