Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bị tổn thương sẽ cần rất nhiều thời gian để có thể lành lặn trở lại. Và đây chính là nguy cơ khiến cho khả năng bị nhiễm trùng. Hoặc xảy ra những biến chứng khác tăng cao. Vậy nên chăm sóc vết thương cho người bệnh tiểu đường như thế nào để bảo đảm sự an toàn cho người bệnh?
Sự ảnh hưởng của tiểu đường đến vết thương như thế nào?
Một vết đứt tay nhỏ ở người bình thường có thể chỉ cần vài ngày để lành lặn. Nhưng có thể mất đến vài tuần hoặc hơn cả tháng để hồi phục đối với những mắc bệnh tiểu đường. Đối với những trường hợp tiểu đường nặng, vết thương gặp phải đôi lúc không thể làm lành. Và dễ bị nhiễm trùng nếu không cẩn thận chăm sóc.
Đặc biệt, tình trạng viêm nhiễm sẽ nhanh chóng lây lan đến những mô và xương lân cận. Thậm chí những vị trí xa hơn. Theo thống kê, có đến 15% tổng số người bị đái tháo đường mắc phải tình trạng viêm loét bàn chân. Tình trạng nặng có thể dẫn đến hoại tử và buộc người bệnh phải đoạn chi để đảm bảo tính mạng.
Lý do vết thương bệnh tiểu đường lâu lành
Ở những người mắc chứng bệnh đái tháo đường, lượng đường huyết tăng cao sẽ khiến chức năng bạch cầu bị suy giảm. Khi suy yếu, bạch cầu khó chống chọi lại sự xâm nhập của vi khuẩn từ đó dẫn đến tình trạng lâu lành vết thương.
Không những thế, khi đường huyết bất ổn, khả năng lưu thông máu trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Quá trình trao đổi chất mất cân bằng sẽ khiến tế bào hồng cầu di chuyển chậm chạp. Và không đủ cung cấp dưỡng chất cho vết thương cũng như các cơ quan khác.
Nói cách khác, vết thương của người mắc tiểu đường lâu lành là do khả năng sản xuất hormone làm lành vết thương giảm và hàng rào bảo vệ suy yếu. Ngoài ra, người bị đái tháo đường còn rất khó nhận thức được sự chấn thương. Việc phát hiện vết thương chậm trễ cũng góp phần làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Song song đó, một số vấn đề thường gặp khác khi bị tiểu đường chính là nhiễm trùng móng chân, da khô nứt nẻ, nhiễm trùng móng chân,…
Cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường
Vết thương của người tiểu đường có nguy cơ viêm loét rất cao. Và một khi xảy ra viêm loét sẽ rất khó để hồi phục như ban đầu. Trong đó, vết thương được chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Bao gồm: vết thương nông, vết thương loét, vết loét chưa lan đến xương khớp. Chính vì thế, bệnh nhân cần được chăm sóc thật kỹ lưỡng và thường xuyên theo dõi tiến độ hồi phục. Cụ thể, khi mắc phải thương tổn nông, bề mặt cần thực hiện những bước chăm sóc như sau:
Làm sạch vết thương
Khi xảy ra thương tổn, điều đầu tiên cần làm để tránh nhiễm trùng chính là làm sạch tại chỗ vết thương. Theo đó, thay vì sử dụng oxy già có tính sát khuẩn quá cao có thể tổn thương đến những tế bào làm lành vết thương thì người bệnh được khuyên dùng nước muối sinh lý pha loãng. Bông gòn, băng gạc làm sạch chỉ nên lau nhẹ nhàng để cầm máu và tránh nhiễm khuẩn.
Bôi thuốc
Bước tiếp theo để chăm sóc vết thương cho người tiểu đường chính là bôi thuốc mỡ sát trùng. Thuốc vừa có tác dụng kích thích quá trình làm lành vừa kháng khuẩn, bảo vệ chỗ thương tổn. Những sản phẩm thuốc có thể mua tại đa số hiệu thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh nên được kiểm tra. Và chỉ định sử dụng bởi bác sĩ chuyên môn.
Băng bó
Tùy theo kích thước của vết thương, người bệnh nên sử dụng băng cá nhân. Hoặc gạc để bảo vệ bên ngoài. Băng gạc giúp vết thương được che chở, tránh vi khuẩn. Đồng thời tránh ma sát khi vận động, mặc quần áo từ đó mau lành hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh nên thay băng gạc thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Trong quá trình chăm sóc vết thương cho người tiểu đường tại nhà, người bệnh tiểu đường tránh tuyệt đối việc tự ý áp dụng các biện pháp dân gian như đắp thuốc, đắp lá. Việc tự ý điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng và khiến thương tổn trầm trọng hơn. Trong trường hợp các vết thương nặng hơn người bệnh đái tháo đường được khuyên nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ kịp thời để tránh gây nhiễm trùng vết thương nghiêm trọng.
>> Xem thêm: Cách chăm sóc tránh hoại tử, đoạn chi khi biến chứng loét bàn chân tiểu đường