Gạo lứt là một loại thức phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Vậy cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường như thế nào là tốt nhất? Cùng tìm hiểu ở bài viết này bạn nhé!
Các cách chế biến gạo lứt cho người bị tiểu đường
Cách chế biến gạo lứt cho người tiểu đường sao cho đúng là điều rất quan trọng. Bởi nếu chế biến sai cách sẽ khiến cho gạo lứt không thể phát huy được hết các công dụng của gạo. Dưới đây là 1 số cách chế biến gạo lứt bạn nên dùng khi điều trị bệnh tiểu đường.
Nấu cơm bằng gạo lứt
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo lứt, nước sạch, nồi nấu cơm.
- Cách làm: Ngâm gạo trong khoảng 8 tiếng để gạo khi nấu mau chín và loại bỏ được lớp độc tố bên ngoài lớp vỏ. Tiếp đến là bạn vo gạo rồi cho vào nồi. Thêm nước vào với tỷ lệ 1 gạo : 1,5 nước rồi nấu như bình thường.
- Cách dùng: Bạn có thể ăn trực tiếp bình thường hoặc kết hợp cùng với muối vừng cũng sẽ rất ngon và phù hợp với người bệnh.
Lưu ý: Không nên vò gạo quá kỹ sẽ làm mất chất dinh dưỡng. Đối với gạo lứt rang thì bạn có thể bỏ qua giai đoạn vò.
Nấu nước gạo lứt
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200g gạo lứt, 2 lít nước lọc.
- Cách làm: Gạo lứt bạn đem rang cho thơm rồi ngâm với nước sạch trong khoảng 8 tiếng. Vớt gạo ra cho vào nồi đun với 2 lít nước cho sôi lên rồi để lửa nhỏ cho tới khi nước rút xuống còn khoảng hơn 1 lít thì tắt bếp.
- Cách dùng: Bạn có thể dùng nước này để uống trong ngày như uống nước lọc.
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý gì khi ăn gạo lứt
Gạo lứt rất tốt tuy nhiên trong quá trình sử dụng loại thực phẩm này người bệnh cần lưu ý những điều sau để có hiệu quả tốt nhất.
Những lưu ý khi người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt
- Gạo lứt cứng và nhiều chất xơ nên khi ăn người bệnh cần ăn chậm và nhai thật kỹ để dễ tiêu hóa.
- Gạo lứt tốt cho người tiểu đường nhưng chỉ là 1 thực phẩm hỗ trợ, không nên phó thác hoàn toàn cho gạo lứt.
- Gạo lứt có thể thay thế cho gạo trắng đề điều trị bệnh tiểu đường. Nhưng gạo lứt vẫn là 1 thực phẩm giàu tinh bột nên người bệnh vẫn cần lưu ý về khẩu phần ăn mỗi ngày. Không nên ăn gạo lứt quá nhiều để tránh tăng đường huyết.
- Nếu chỉ sử dụng nguyên gạo lứt sẽ không thể cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng. Vì thế bạn cần bổ sung rau xanh, trái cây ít đường, thịt trắng, cá, trứng sữa phù hợp với tình trạng bệnh.
- Bên cạnh việc dùng gạo lứt người bệnh cũng cần có chế độ luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý để tăng hiệu quả của việc điều trị bệnh.
- Kiểm tra đường huyết thường xuyên trong quá trình ăn gạo lứt để có những điều chỉnh kịp thời.
Sử dụng gạo lứt trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường là rất tốt. Hy vọng với những chia sẻ về cách chế biến gạo lứt trên đã phần nào giúp bạn trong cách dùng gạo lứt kiểm soát bệnh tiểu đường. Hãy luôn lạc quan để sống tốt cùng bệnh nhé!
Cùng tìm hiểu thêm về: