Chứng táo bón ở người bệnh tiểu đường là hệ quả của biến chứng thần kinh tự chủ do bệnh tiểu đường. Táo bón khiến người bệnh không muốn ăn, giảm hấp thu nên có thể gây tình trạng hạ đường huyết, đồng thời cũng có thể gây biến chứng nhiễm toan ceton do tích tụ ammonia hay nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Bệnh tiểu đường và chứng táo bón
Người bệnh có thể dễ dàng nhận ra mình bị mắc chứng táo bón qua các triệu chứng như ít đi cầu (giảm số lần đi cầu so với bình thường và đi ít hơn 3 lần trong tuần), đau bụng, khó đi cầu, phân cứng, cảm giác bị kẹt lại ở hậu môn, phải rặn gắng sức phân mới ra ngoài được.
Táo bón kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu, ăn ngủ không ngon. Luôn có cảm giác đầy tức bụng, suy nhược cơ thể… Do khí và phân tích đọng tại ruột không bài tiết ra ngoài được.
Mặt khác, các chất độc trong phân như phenol, idol, ammonia… được tạo ra trong trong quá trình tiêu hóa thức ăn bởi các vi khuẩn yếm khí, khi tích tụ lâu trong ruột sẽ được hấp thu vào máu và phân bố đến các cơ quan, nội tạng trong cơ thể gây ngộ độc mãn tính khiến.
Người bệnh thường có các biểu hiện của tình trạng kích thích tâm thần. Như luôn cảm thấy bực bội, khó chịu, hay cáu gắt, mất tập trung. Và có thể nhận thấy một số triệu chứng của suy giảm sức khỏe do nhiễm độc. Như da tái xanh, môi nhợt nhạt, móng tay lợt. Bên cạnh đó, nó còn làm ruột già bị suy yếu, dãn ra, có nguy cơ thủng, rách ruột, gây chảy máu và nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường, táo bón khiến người bệnh không muốn ăn. Giảm hấp thu nên có thể gây tình trạng hạ đường huyết. Đồng thời cũng có thể gây biến chứng nhiễm toan ceton do tích tụ ammonia hay nhiễm khuẩn tiêu hóa.
Cải thiện chứng táo bón ở người bệnh tiểu đường
Trước hết, người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết bằng cách tuân thủ điều trị. Và có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, để giúp phòng ngừa và cải thiện chứng táo bón.
Tuân thủ điều trị
Người bệnh cần tuân thủ thời gian và liều thuốc sử dụng theo đúng chỉ định của bác sỉ. Để kiểm soát tốt đường huyết, tránh tình trạng đường huyết tăng quá cao, đặc biệt sau bữa ăn. Bên cạnh đó, cần duy trì chỉ số HbA1c dưới 6,4% (chỉ số phản ánh độ ổn định đường huyết trong 3 tháng). Sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện biến chứng thần kinh tự chủ cũng như nhiều biến chứng khác do đái tháo đường gây ra. Giảm 1% chỉ số HbA1c sẽ giảm 21% nguy cơ xuất hiện biến chứng.
>> Xem thêm: Người bệnh tiểu đường có nên ăn khoai tây?
Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và hàm lượng chất xơ cao. Thực phẩm giàu chất xơ không chỉ giúp duy trì đường huyết ổn định mà giúp kéo nước, giữ nước, làm mềm phân, đồng thời làm tăng khối lượng phân, kích thích vận động đường ruột, do đó giúp cải thiện tình trạng táo bón ở người bệnh. Các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin mà người bệnh nên lựa chọn gồm có các loại hạt đậu, các loại củ, bầu, rau cải thảo, giá đỗ, khoai lang, chuối, đu đủ,… vừa bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, vừa giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón.
Bên cạnh đó, người bệnh nên uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để giúp thanh lọc cơ thể. Đồng thời, hạn chế sử dụng đồ uống có gas, chứa nhiều đường, chất kích thích như nước ngọt có gas, cafein, trà đặc… Thay vào đó, có thể sử dụng các loại nước ép trái cây ít đường để thay thế. Tuy nhiên khi ép lấy nước, hàm lượng chất xơ trong quả tươi đã giảm đi đáng kể.
Mặt khác, nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo. Như đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, da gia cầm, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật… Sẽ khiến việc tiêu hóa diễn ra lâu hơn do chứa các thành phần có khối lượng phân tử lớn. Đồng thời gây tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch, làm chít hẹp lòng mạch. Tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng do tiểu đường.
Thường xuyên vận động, tập thể dục
Luôn đồng hành với chế độ ăn uống khoa học là chế độ sinh hoạt hợp lý để giúp tăng cường sức khỏe toàn trạng, ổn định đường huyết, ngăn ngừa và cải thiện chứng táo bón.
Thường xuyên luyện tập thể dục, vận động đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày là phương pháp đơn giản. Rất hiệu quả giúp phòng ngừa, điều trị táo bón và cải thiện bệnh tiểu đường. Nó giúp cải thiện tình trạng đề kháng insulin, giảm nồng độ đường huyết, giải tỏa stress. Tăng cường sức đề kháng và tăng vận động đường ruột.
Ngoài ra người bệnh cần phải ngủ đủ giấc, ít nhất 8h mỗi ngày. Vì thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây ra chứng táo bón. Đồng thời thiếu ngủ cũng làm giảm hoạt động của insulin và tăng mỡ máu.
Mặt khác, người bệnh nên tạo thói quen đi cầu hàng ngày để đào thải các chất cặn bã. Chất độc trong cơ thể ra ngoài, tránh tích tụ lại trong ruột. Chú ý đi đại tiện kịp thời, cần thiết, không nhịn lâu để phòng ngừa táo bón.
Khi có các triệu chứng của táo bón, người bệnh nên sớm điều trị. Không nên chủ quan để tình trạng kéo dài sẽ khó khăn hơn trong điều trị về sau. Người bệnh có thể bổ sung các chất xơ tự nhiên để giúp cải thiện hệ vi khuẩn có lợi đường ruột, kích thích miễn dịch tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Nếu chế độ ăn uống, sinh hoạt không giúp cải thiện được tình trạng táo bón. Người bệnh nên sớm đến gặp bác sĩ để được điều chẩn đoán nguyên nhân bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.