Sau khi nhận biết các triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu, bạn có nhiều lựa chọn cách điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn đầu để kiểm soát đường huyết. Sự kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh, luyện tập thể thao thường xuyên và sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược là cách điều trị bệnh hiệu quả. Thực hiện cách trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống đạt hiệu quả, người bệnh cần kiên trì tuân thủ chế độ ăn uống, vận động cũng như phác đồ điều trị của bác sỹ. Dưới đây là một số lưu ý:
Cách trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống
Người bệnh cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với số lượng hợp lý. Cụ thể như sau:
- Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Chỉ ăn thịt tối đa trong 2 bữa, các bữa còn lại nên bổ sung nhiều rau và các sản phẩm ngũ cốc.
- Loại bỏ các thức ăn nhiều mỡ. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…
- Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.
- Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Dù ngon miệng cũng không ăn quá nhiều.
- Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chính, không rán, chiên, dùng mỡ động vật.
- Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, cần phải giảm thức ăn một cách từ từ, theo thời gian. Không ăn kiêng một cách đột ngột sẽ có tác động xấu đến đường huyết. Khi đã đạt được mức yêu cầu cần duy trì chế độ ăn kiêng một cách kiên nhẫn, không được tăng, giảm tuỳ ý.
- Tuân thủ nguyên tắc thức ăn đa dạng, nhiều thành phần, ăn đủ để có trọng lượng vừa phải, hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật, ăn một lượng vừa phải chất xơ, hạn chế ăn mặn, tránh rượu bia và thức uống có cồn.
- Nên có bữa phụ trước khi đi ngủ, có thể chỉ cần một ly sữa hay một lát dưa hấu.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho cách điều trị bệnh tiểu đường
Mỗi loại thực phẩm chứa một số chất dinh dưỡng khác nhau và không có một thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu con người. Do đó không thể ăn một loại thực phẩm duy nhất được mà cần phải ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm với nhau. Bữa ăn cần phải có mặt đại diện của 4 nhóm thực phẩm.
Nhóm ngũ cốc, khoai củ và các loại đường bột
Thực phẩm nhóm này chủ yếu cung cấp năng lượng (giàu các chất đường bột), không có hoặc có rất ít vitamin C, A, D và chất béo. Nên ăn vừa đủ gạo tẻ, gạo nếp, gạo lứt, khoai lang,… theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Hạn chế khoai tây, miến dong, bánh mỳ, bánh ngọt,… vì dễ làm tăng đường huyết.
Nhóm sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm của chúng
Nhóm này cung cấp chất đạm (protein), phốt pho, sắt và vitamin. Với trường hợp thừa cân, béo phì cần chọn thịt nạc, không ăn thịt có mỡ. Thịt gà thì cần bỏ da. Tăng cường ăn các loại đạm thực vật từ các loại đậu như đậu phụ, sữa đậu nành không đường…
Nhóm dầu, mỡ, các loại hạt có dầu
Giúp cung cấp chất béo, cho năng lượng cao, tăng hấp thu vitamin tan trong dầu. Người bệnh tiểu đường nên tăng cường ăn dầu thực vật (dầu đậu nành, vừng, dầu oliu) vì dầu chứa nhiều axít béo không no cần thiết cho cơ thể. Hạn chế dùng mỡ, bơ, óc, lòng, phủ tạng động vật, đồ hộp.
Nhóm rau, quả
Để cung cấp chất xơ, vitamin, acid amin và chất khoáng, người bệnh cần ăn rau, quả chín. Nên ăn nhiều món rau trộn sa lát, luộc hay kết hợp với ngũ cốc. Bên cạnh những loại rau, quả quen thuộc hàng ngày (rau muống, rau ngót, mồng tơi, bí xanh…) thì khổ qua (mướp đắng), tảo spirulina cũng được nhiều người bệnh tiểu đường sử dụng thường xuyên.
Những bữa ăn của bạn nên thực hiện khi nào nếu bị tiểu đường?
Một số người mắc bệnh tiểu đường cần ăn cùng một lúc mỗi ngày. Những người khác có thể linh hoạt hơn với thời gian với bữa ăn của họ. Tùy thuộc vào thuốc trị tiểu đường hoặc loại insulin, bạn có thể cần ăn cùng một lượng carbohydrate vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Nếu bạn dùng insulin trong bữa ăn, thì lịch ăn uống của bạn có thể linh hoạt hơn.
Nếu bạn sử dụng một số loại thuốc trị tiểu đường hoặc insulin và bạn bỏ qua hoặc trì hoãn một bữa ăn. Mức đường huyết của bạn có thể giảm quá thấp. Hỏi bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn khi nào bạn nên ăn và liệu bạn có nên ăn trước và sau khi sử dụng thuốc không, họ sẽ giúp bạn giải đáp chính xác hơn.
Bạn có thể ăn bao nhiêu khi bị tiểu đường?
Ăn đúng lượng thức ăn cũng sẽ giúp bạn kiểm soát mức đường huyết và cân nặng. Bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn có thể giúp bạn xác định bao nhiêu thực phẩm và bao nhiêu calo bạn nên ăn mỗi ngày.
Kế hoạch giảm cân
Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy tạo ra một kế hoạch giảm cân.
Để giảm cân, bạn cần ăn ít calo hơn và thay thế thực phẩm ít lành mạnh hơn bằng thực phẩm ít calo, chất béo và đường.
Nếu bạn bị tiểu đường, thừa cân hoặc béo phì và đang có kế hoạch sinh con. Bạn nên cố gắng giảm bất kỳ trọng lượng dư thừa trước khi bạn có thai.
Ngoài ra chúng ta có thể tham khảo thêm thông tin như:
>Thức ăn dành cho người tiểu đường