Việc chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng có đe dọa đến tính mạng. Vậy cách tự chăm sóc bệnh tiểu đường type 1 như thế nào?
Tiểu đường tuýp 1 là gì?
Tiểu đường tuýp 1 là bệnh mà các tế bào tụy bị phá hủy nên không thể tiết ra insulin (tế bào tiết insulin), gây ra sự thiếu hụt insulin và phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể.
Khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy không thể tiết ra insulin hoặc chỉ có thể tiết được một lượng nhỏ. Nếu không có insulin, glucose không thể được chuyển đến tế bào, đường sẽ tràn vào mạch máu. Ban đầu, đường này được sử dụng như một nguồn năng lượng, tuy nhiên nếu có quá nhiều đường trong mạch máu, lượng đường này sẽ tích lũy trong các thành mạch máu và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về tim, thận, mắt, thần kinh,…
Cách tự chăm sóc bệnh tiểu đường tuýp 1
Ăn thực phẩm tốt cho sức khỏe
Các loại thực phẩm trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường thường cũng chính là các loại thực phẩm tốt cho tất cả mọi người như thực phẩm ít chất béo, hạn chế muối, ít đường và nhiều chất xơ như đậu, trái cây, rau và ngũ cốc. Ăn đúng cách sẽ giúp bạn:
- Đạt và giữ cân nặng phù hợp
- Giữ lượng đường trong máu trong một phạm cho phép
- Ngăn ngừa bệnh tim và mạch máu
Nếu chưa nắm chắc được chế độ ăn dành cho người bệnh tiểu đường, người bệnh nên xin ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để giúp người bệnh lên kế hoạch ăn uống cho bản thân và gia đình.
Nếu bạn có sử dụng Insulin
- Tự tiêm insulin đúng liều lượng và tiêm đúng cách, đúng vị trí.
- Lượng thức ăn mỗi bữa đều giống nhau và ăn cùng một thời điểm nhất định
- Không bỏ bữa, đặc biệt nếu bạn đã tiêm insulin. Nếu không ăn sẽ dẫn đến lượng đường trong máu có thể xuống quá thấp.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục hằng ngày không chỉ tốt cho người bệnh tiểu đường mà tốt cho tất cả mọi người như:
- Đi bộ
- Bơi lội
- Khiêu vũ
- Đi xe đạp
- Chơi thể thao
- Dọn dẹp nhà cửa hoặc chăm sóc vườn.
Tập thể dục đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường do:
- Giúp giảm cân nặng và giữ trọng lượng hợp lý.
- Giúp Insulin làm giảm lượng đường huyết dễ dàng hơn.
- Giúp tim và phổi hoạt động tốt hơn.
- Tập thể dục cung cấp nhiều năng lượng tích cực hơn.
Trước khi bắt đầu tập thể dục, người bệnh nên xin ý kiến của bác sĩ về loại bài tập nào phù hợp với tình trạng của bản thân. Nếu có kèm theo huyết áp cao hoặc các vấn đề về mắt thì một số bài tập như cử tạ, có thể không an toàn với người bệnh.
Bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất ba lần một tuần và khoảng 30 đến 45 phút mỗi lần. Nếu không thể tập thể dục liên tục, bạn có thể tập khoảng 5 đến 10 phút trước, sau đó dần dần kéo dài thời tập.
Nếu bạn không ăn quá một giờ hoặc nếu mức đường trong máu dưới 100-120, hãy ăn một quả táo hoặc uống một ly sữa trước khi tập thể dục. Khi tập thể dục, bạn nên mang theo một bữa ăn nhẹ phòng trong trường hợp lượng đường huyết giảm nhiều. Ngoài ra, khi đi ra ngoài tập thể dục, bạn nên đeo thẻ nhận dạng hoặc các giấy tờ cá nhân khác để người khác biết bạn bị bệnh tiểu đường.
Nếu bạn có sử dụng Insulin:
- Thì sẽ phải tập thể dục sau khi ăn, không phải trước khi ăn.
- Kiểm tra đường huyết trước, trong và sau tập thể dục. Không tập thể dục khi đường huyết cao hơn 240.
- Tránh tập thể dục trước khi đến giờ ngủ do tập thể dục sẽ khiến đường huyết giảm xuống trong đêm.
Không hút thuốc lá
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường như:
- Giảm lưu lượng máu ở chân và bàn chân, dẫn đến tạo điều kiện cho nhiễm trùng, loét và phẫu thuật cắt bỏ một phần cơ thể bằng phẫu thuật (cắt cụt chi)
- Bệnh tim
- Đột quỵ
- Bệnh về mắt, có thể dẫn đến mù lòa
- Tổn thương thần kinh
- Bệnh thận
- Sớm tử vong
- Nói chuyện với bác sĩ của bạn về những cách giúp bạn cai thuốc lá hoặc sử dụng các loại thuốc lá khác.
- Kiểm soát huyết áp và cholesterol
- Giống như bệnh tiểu đường, huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu của bạn. Cholesterol cao cũng là một mối quan tâm, vì các tổn thương thường nặng hơn và nhanh hơn khi bạn bị tiểu đường. Khi các bệnh lý này đi cùng với nhau sẽ làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc các bệnh lý khác có đe dọa tính mạng.
- Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, giảm chất béo và tập thể dục thường xuyên hoặc bác sĩ cũng có thể kê thuốc nếu cần thiết.
- Khám sức khỏe định kỳ
- Người bệnh nên lên lịch hai đến bốn lần/năm để kiểm tra bệnh tiểu đường. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng dinh dưỡng và mức độ hoạt động, tìm kiếm bất kỳ biến chứng nào liên quan đến bệnh tiểu đường như các dấu hiệu tổn thương thận, tổn thương thần kinh và bệnh tim, cũng như sàng lọc các vấn đề bệnh lý khác.
- Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ kiểm tra các dấu hiệu tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
Tiêm vắc-xin
Bệnh tiểu đường khiến cho người bệnh tăng nguy cơ mắc một số bệnh nhất định. Do đó việc tiêm vắc-xin có thể giúp phòng ngừa các bệnh này như:
- Vắc-xin cúm.
- Vắc xin viêm phổi.
- Vắc xin viêm gan B.
- Vắc xin khác như uốn ván hoặc các loại vắc-xin khác do bác sĩ khuyến cáo.
Chăm sóc răng miệng
Bệnh tiểu đường có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng nướu. Do đó, bạn nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày bằng kem đánh răng có fluoride. Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày và lên lịch kiểm tra răng ít nhất hai lần/năm.