chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiểu đường

Cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiểu đường

Khi con bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1, việc lên kế hoạch bữa ăn rất quan trọng. Tất cả mọi thứ con bạn ăn có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp đưa ra kế hoạch tốt nhất cho con bạn. Mục tiêu lập kế hoạch bữa ăn cho trẻ tiểu đường thường giống như mục tiêu cho những đứa trẻ khác. Vậy dinh dưỡng cho trẻ tiểu đường cần lưu ý gì?

Các lưu ý khác mà bạn nên biết

chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiểu đường

Nếu con bạn ăn nhiều hơn dự kiến vào một thời điểm khác so với kế hoạch, bé có thể bị tăng đường huyết. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể cần phải thực hiện một số điều chỉnh. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bé về việc điều chỉnh kế hoạch bữa ăn hoặc liều insulin phù hợp.

Hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng cần điều trị ngay lập tức. Nồng độ glucose trong máu của con bạn có thể giảm nếu bé bỏ bữa, ăn nhẹ hoặc không ăn nhiều carbohydrate như mong đợi. Điều này cũng có thể xảy ra nếu trẻ dùng insulin không đúng lúc hoặc tập thể dục nhiều hơn bình thường mà không ăn thêm đồ ăn nhẹ hay điều chỉnh liều insulin.

Nếu hạ đường huyết nhẹ, hãy cho trẻ ăn thức ăn có đường. Soda, nước cam hoặc bánh ngọt làm tăng mức glucose một cách nhanh chóng.

Bạn từng cảm thấy bế tắc khi lên kế hoạch cho những bữa ăn bổ dưỡng, cân bằng cho trẻ? Sách dạy nấu ăn và các trang web có thể cung cấp rất nhiều gợi ý về bữa ăn lành mạnh. Nhiều loại trong số đó bạn có thể chuẩn bị nhanh chóng và dễ dàng. Với kiến thức về bệnh tiểu đường và tình yêu trẻ, bạn sẽ dễ dàng giúp con ăn uống đúng cách để có sức khỏe tốt.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiểu đường

Giống như tất cả trẻ em khác, trẻ mắc bệnh tiểu đường loại 1 cần thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giúp chúng phát triển và giữ trọng lượng khỏe mạnh. Trong suốt một ngày, con bạn sẽ nhận được khoảng 10 – 20% lượng calo từ protein, 25 – 30% calo từ chất béo và khoảng 50 – 60% từ carbohydrate.

Chế độ ăn cần cân bằng lượng carbohydrate với mức insulin phù hợp và chế độ hoạt động để giữ mức đường trong máu của trẻ trong tầm kiểm soát. Trẻ cũng nên ăn thực phẩm giúp giữ mức lipid (chất béo như cholesterol và triglyceride) trong máu ở một phạm vi lành mạnh. Làm như vậy có thể giúp ngăn ngừa một số vấn đề sức khỏe lâu dài của bệnh tiểu đường gây ra ở trẻ.

Carbohydrate

Carbohydrate ảnh hưởng đến đường huyết của trẻ nhiều hơn bất kỳ chất dinh dưỡng nào. Tất cả các carbohydrate trong thực phẩm đều chuyển hóa thành đường trong máu. Chúng đi vào máu với tốc độ nhanh hơn nhiều so với chất béo và protein. Carbohydrate thường đi vào dòng máu trong khoảng 1 giờ sau khi tiêu thụ và thường ra khỏi dòng máu sau 2 giờ. Đó là lý do tại sao bạn nên kiểm tra mức đường huyết của con trước khi bé ăn và 2 giờ sau đó.

Carbohydrate được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm. Chúng cung cấp năng lượng mà cơ thể và não cần để hoạt động tốt nhất. Các loại carbohydrate phức tạp như rau và ngũ cốc rất tốt cho trẻ. Chúng cũng chứa vitamin và khoáng chất giữ cho trẻ khỏe mạnh. Chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Hai dạng chính của carbohydrate là đường và tinh bột. Các loại đường bao gồm:

  • Fructose: thường tìm thấy trong trái cây và một số đồ nướng.
  • Glucose: thường có trong thực phẩm như bánh, nước ngọt, sữa và sữa chua.

Tinh bột

Bao gồm các loại rau quả như khoai tây, ngô, các loại đậu, ngũ cốc, gạo và bánh mì.
Cơ thể sẽ phá vỡ hoặc chuyển đổi hầu hết các carbohydrate thành glucose. Chúng sẽ được hấp thụ vào máu. Khi mức glucose tăng lên, tuyến tụy sẽ giải phóng hormone insulin. Insulin sẽ chuyển glucose vào các tế bào để sử dụng làm nguồn năng lượng.

Cố gắng tránh xa các loại carbohydrate đơn giản như bánh mì, kẹo. Chúng có thể tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng. Chúng tốt nhất được đưa ra trong bữa ăn với insulin.

Chất béo

Chất béo đôi khi được gọi là lipid. Những thực phẩm có chứa chất béo như: các loại dầu, bơ, thịt: thịt đỏ và thịt gia cầm, cá và động vật có vỏ, sản phẩm từ sữa, các loại hạt, ô liu, dừa, bơ.

Chất béo không trực tiếp làm tăng mức đường trong máu. Với một lượng nhỏ, nó không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của trẻ. Chất béo là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống cân bằng vì chúng cung cấp các chất thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

Trong thời gian nhịn đói hoặc suy dinh dưỡng kéo dài, cơ thể có thể phân hủy chất béo thành đường. Điều này không tốt vì chất béo bị phá vỡ sẽ tạo ra ketone. Quá trình này sẽ thúc đẩy tình trạng nhiễm toan ceton gây nguy hiểm cho trẻ.

Bên cạnh đó, chất béo cũng làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Điều này có thể khiến đường huyết của trẻ tăng chậm hơn bình thường. Sau bữa ăn nhiều chất béo, đường huyết của con bạn có thể tăng cao lên đến 12 giờ sau bữa ăn.

Bạn cũng cần chú ý đến lượng chất béo và loại chất béo mà trẻ ăn. Chất béo bão hòa, cholesterol có thể góp phần vào sự tiến triển của bệnh tim. Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, đặc biệt nếu họ có lượng lipid trong máu bất thường. Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng liệu con bạn có nên hạn chế chất béo.

Protein

Những thực phẩm chứa protein như: thịt, cá, động vật có vỏ, trứng, các loại đậu, sữa, phô mai, các sản phẩm từ sữa khác.

Protein không trực tiếp làm tăng mức đường trong máu. Protein chữa lành và sửa chữa mô, giúp cho quá trình hồi phục cơ thể. Thực phẩm chứa protein cũng cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Hàm lượng muối

Bạn cũng nên nhìn vào hàm lượng natri (muối) trên nhãn thực phẩm. Ăn quá nhiều natri có liên quan đến huyết áp cao. Một số trẻ mắc bệnh tiểu đường bị tăng huyết áp. Bạn cần cung cấp lượng natri trong mức khuyến nghị của bác sĩ để giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan

Theo dõi

Giữ một bản ghi chép về lượng carbohydrate, liều insulin và chỉ số đường trong máu hằng ngày cho trẻ. Những con số này có thể giúp bạn và bác sĩ xem kế hoạch bữa ăn của trẻ có hiệu quả không.

Tóm lại, trẻ tiểu đường được hưởng lợi từ chế độ ăn uống lành mạnh giống như mọi trẻ khác. Mặc dù trẻ em mắc bệnh tiểu đường không phải tuân theo chế độ ăn kiêng đặc biệt dành cho bệnh tiểu đường, nhưng chúng có thể cần chú ý nhiều hơn về loại thực phẩm và lượng thức ăn phù hợp.

>> Xem thêm: Thói quen uống nước ngọt tăng nguy cơ bệnh tiểu đường ở trẻ em