Chăm sóc mắt ở người đái tháo đường rất cần thiết để ngăn chặn hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh mắt gây ra do đái tháo đường, đặc biệt là bệnh võng mạc đái tháo đường.
Phân loại đái tháo đường và biến chứng ảnh hưởng đến mắt
Có ba loại đái tháo đường phổ biến: đái tháo đường túyp 1, đái tháo đường túyp 2 và đái tháo đường thai kỳ.
Đái tháo đường tuýp 1
là một bệnh tự miễn mãn tính trong đó hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Bệnh nhân đái tháo đường túyp 1 cần điều trị hàng ngày với insulin suốt đời để kiểm soát lượng đường trong máu. Sự khởi phát của đái tháo đường túyp 1 thường gặp ở trẻ em và thanh niên nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.
Đái tháo đường tuýp 2
Đái tháo đường tuyp 2 chiếm phần lớn các trường hợp của đái tháo đường. Được đặc trưng bởi sự đề kháng insulin và sản xuất insulin không đủ. Đái tháo đường túyp 2 thường có thể được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống. Giảm cân khi cần thiết và tăng cường hoạt động thể chất. Bệnh cũng có thể cần phải điều trị bằng thuốc, kể cả insulin.
Đái tháo đường túyp 2 thường xảy ra ở người lớn nhưng ngày càng gặp nhiều ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nhiều người sống với bệnh đái tháo đường túyp 2 trong thời gian dài mà không có triệu chứng nhận biết hoặc không biết được tình trạng bệnh của bản thân. Đến thời điểm chẩn đoán, các cơ quan cơ thể của họ đã có thể bị tổn thương do đường huyết tăng cao. Và do biến chứng như bệnh võng mạc đái tháo đường đã thể hiện rõ ràng.
Đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ phát triển trong thời kỳ mang thai và thường tự khỏi sau khi người phụ nữ sinh con. Những phụ nữ có đái tháo đường thai kỳ vẫn còn nguy cơ cao phát triển thành đái tháo đường túyp 2 sau này.
Cách quản lý chăm sóc mắt ở người đái tháo đường
Các chiến lược
Các chiến lược được sử dụng bởi các nhân viên y tế để hỗ trợ những bệnh nhân đái tháo đường bao gồm:
- Thông tin rõ ràng với người bệnh về việc cần khám mắt liên tục trong suốt cuộc đời
- Khuyến khích thay đổi lối sống; đưa ra lời khuyên về hoạt động thể chất và dinh dưỡng riêng phù hợp với từng bệnh nhân
- Xây dựng kế hoạch phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân và phù hợp với các nguồn lực sẵn có.
- Hỗ trợ bệnh nhân tiếp tục tự quản lý bệnh
- Đảm bảo liên lạc thường xuyên với các nhân viên y tế & các nhóm hỗ trợ xã hội
- Đảm bảo bệnh nhân được tiếp cận vào các chương trình giáo dục. Bao gồm cả giáo dục sức khoẻ về mắt.
Thời gian áp dụng khám chuẩn đoán mắt
Thời gian áp dụng khám chẩn đoán mắt lần đầu và liên tục cho người bị đái tháo đường
Khám mắt | Đái tháo đường tuyp 1 | Đái tháo đường tuyp 2 | Đái tháo đường thai kỳ |
Khám mắt lần đầu | Trong vòng 5 năm kể từ khi chấn đoán đái tháo đường
Nếu không rõ thời gian, giả định rằng thời gian mắc bệnh trên năm năm Trẻ em: năm năm sau khi chẩn đoán hoặc ở tuổi dậy thì, điều kiện nào tới trước thì áp dụng |
Cần khám càng sớm càng tốt ngay sau khi chẩn đoán đái tháo đường | Tiến hành khi chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ |
Tái khám liên tục | Tiến hành khám định kỳ hàng năm hoặc ít nhất 2 năm 1 lần nếu không phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi phát hiện võng mạc tổn thương, tần suất khám có thể cần tăng tùy thuộc vào mức độ | Không cần khám tiếp theo nếu không còn đái tháo đường sau khi sinh. |