Ngoài việc sử dụng các loại thuốc đặc trị, chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2 cũng là một vấn đề lưu ý. Một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
Bệnh tiểu đường có hai dạng, tuýp 1 và tuýp 2. Trong đó, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm khoảng 90% số người mắc bệnh tiểu đường, đối tượng chủ yếu trên 40 tuổi và người béo phì. Khác với tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc kháng với insulin, không cho insulin chuyển đường từ máu vào các tế bào.
Các triệu chứng thường gặp ở người tiểu đường tuýp 2 gồm: Mắt nhìn mờ, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi; ăn nhiều nhưng vẫn mau đói, uống nước nhiều nhưng vấn mau khát và đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm; vết thương lâu lành, hay đau tê ở chân hoặc tay, biểu hiện sụt cân.
Xây dựng chế độ ăn uống cho người tiểu đường tuýp 2
Chế độ ăn cho người tiểu đường type 1, type 2 cần được xây dựng theo mục tiêu làm ổn định đường huyết trong máu chứ không phải kiêng khem hết mọi thứ.
- Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày nhằm tránh cho đường huyết tăng đột ngột.
- Đảm bảo ăn uống điều độ, đúng giờ. Tránh để bụng quá đói hoặc quá no.
- Cơ cấu và khối lượng các bữa ăn nếu cần thay đổi phải thay đổi từ từ, không được quá nhanh, quá nhiều.
- Sau khi ăn người bệnh cần vận động nhẹ nhàng, tránh nằm hoặc ngồi một chỗ sau ăn.
- Không được bỏ bữa.
Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
Cân bằng carbohydrates trong chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2
Kiểm soát carbohydrates là quan trọng nhất khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường type 2. Thực phẩm có chứa carbohydrates bao gồm: bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì, lúa mạch, các loại đậu, một số rau củ như khoai tây, khoai lang, ngô…
Chỉ số đường huyết thực phẩm GI là một công cụ hữu ích. Giúp lựa chọn thực phẩm nên ăn khi bị bệnh tiểu đường. Dựa trên cách thực phẩm ảnh hưởng tới đường huyết sau ăn. GI được chia theo thang điểm từ 0 – 100 tương ứng với khả năng làm tăng đường huyết cao dần. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên cân bằng giữa các thực phẩm có GI thấp (GI dưới 55) và cao sẽ giúp kiểm soát đường huyết vừa phải, và duy trì ở giá trị ổn định, tránh đường huyết tăng cao hay hạ xuống quá thấp.
Protein (chất đạm)
Protein giúp tăng cường khả năng miễn dịch và phục hồi các tổn thương của cơ thể. Bạn có thể bổ sung nguồn protein từ các loại thịt, đậu, trứng, cá, sữa tách béo và các loại đậu.
Protein không trực tiếp làm tăng đường huyết nhưng nếu ăn quá nhiều chất béo, thịt mỡ có thể làm tăng cường nồng độ natri và cholesterol bất lợi cho sức khỏe người bệnh. Đặc biệt ở người bệnh gặp phải các biến chứng tim mạch hay béo phì thì việc ăn quá nhiều thịt, lòng đỏ trứng gà hoàn toàn không có lợi.
Chất béo (lipip)
Bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim. Vì vậy, việc cắt giảm các thực phẩm có chứa chất béo không lành mạnh (chất béo bão hòa và chất béo trans) sẽ giúp làm giảm thiểu rủi ro này.
Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa nên tránh như pho mát, thịt bò, các loại sữa chưa tách béo, đồ nướng, chiên xào… Chất béo trans, hay chất béo hydro hóa một phần thường có trong nhãn các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
Dưới đây là một số lưu ý:
- Chọn thịt nạc. Ăn thịt trắng thay vì thịt đỏ
- Không chiên xào thực phẩm quá nhiều lần. Thay vào đó có thể chế biến dạng nướng, quay, hấp, luộc.
- Không nên dùng sữa chưa tách béo
- Chế biến thực phẩm bằng dầu thực vật: dầu hướng dương, dầu mè, dầu vừng…
- Các loại thực phẩm nhiều chất béo tốt nên ăn: cá hồi, cá thu, cá trích, dầu oliu, quả bơ, các loại quả hạch (hạnh nhân, óc chó…)
Trái cây (hoa quả)
Trái cây tươi là nguồn thực phẩm cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho cơ thể. Nhưng rất nhiều người bệnh tiểu đường “sợ” ăn trái cây, bởi chúng ngọt. Độ ngọt của trái cây không quyết định đến việc có làm tăng đường huyết sau ăn hay không. Độ ngọt phải dựa vào hàm lượng đường glucose. Và người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn tất cả các loại trái cây. Nhưng nên ăn như thế nào, số lượng mỗi lần ăn thì cần có sự tính toán.
Người bệnh tiểu đường nên lựa các trái cây có chỉ số GI thấp như cam, bưởi, táo, lê, xoài, dâu tây, thanh long… Mỗi ngày có thể ăn 1 – 2 phần trái cây tương đương với 150g hoặc nắm được trong lòng bàn tay. Nên ăn trái cây xen kẽ thành các bữa phụ. Không nên sử dụng trái cây ngay sau khi ăn.
Về cách chế biến, trái cây nên sử dụng nguyên quả thay vì ép hoặc sấy khô. Vì ở dạng này các chất xơ và vitamin trong trái cây đã bị hòa tan, sẽ làm tăng khả năng hấp thu đường.
Cắt giảm muối
Natri có trong muối và các thực phẩm như sò, trứng, sữa… sẽ khiến cơ thể tăng giữ nước. Gây tăng huyết áp, không có lợi cho người bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn giảm muối (không quá 2300mg/ngày, tương đường 1 muỗng cà phê) có thể kiểm soát được huyết áp.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Một số thuốc trị tiểu đường type 2 khi sử dụng lâu dài có thể làm giảm hàm lượng vitamin B12. Đây là vitamin có vai trò quan trọng trong việc tạo máu. Thiết hụt vitamin B12 có thể dẫn tới tình trạng hoa mắt, mệt mỏi, xanh xao, ngất xỉu… Do đó, người bệnh tiểu đường được khuyến cáo nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa vitamin B12. Vitamin B12 có trong các loại rau, củ, quả có màu xanh, sữa, cá, các loại dầu thực vật…
Bổ sung thực phẩm giàu magie có trong ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, rau cải xanh… Các loại thực phẩm này có khả năng điều hòa huyết áp ở người bệnh tiểu đường type 2.
Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 ăn hàng ngày
Bữa ăn sáng
Thực đơn ở bữa sáng gồm có:
– Tinh bột có trong các món nước như phở, mỳ, hoặc các loại ngũ cốc.
– Trái cây chín
– Protein: thịt nạc hoặc các loại hải sản có trong các món nước.
Bữa ăn trưa
– Tăng cường các chất xơ: các loại đậu, ngũ cốc, rau xà lách, bí ngô, rau dền, dưa chuột…
– Bổ sung protein từ các loại thịt nạc như thịt heo, thịt bò, thịt gà (đã được bỏ sạch da).
– Thực phẩm giàu vitamin như trái cây và các loại chất béo tốt chứa omega – 3 như là cá hồi, cá ngừ, bơ, dầu oliu hoặc các loại đậu,…
Bữa ăn tối
Đối với buổi tối, bạn nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa vào buổi tối. Lượng năng lượng cần nạp vào ít hơn so với bữa sáng hoặc buổi trưa.
-Bổ sung thêm protein: như là cá hồi hoặc đậu phụ
-Chất xơ, vitamin, khoáng chất, magie, chất chống oxy hóa như các loại rau củ quả: bông cải xanh, đậu hà lan, cà chua.
Ngoài ra người bệnh có thể tham khảo một số thông tin liên quan như: