Ổn định chỉ số đường huyết qua cách ăn uống khoa học

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường

Hiện nay, trên thế giới chưa tìm ra cách chữa bệnh tiểu đường mà chỉ có thể cung cấp insulin cho cơ thể thông qua việc tiêm hay uống thuốc. Chế độ ăn kiêng giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể được điều trị bằng chế độ ăn cho người tiểu đường trong trường hợp tiểu đường nhẹ, tiểu đường tiềm tàng hoặc kết hợp với các thuốc hạ đường huyết đối với các thể tiểu đường mức độ trung bình và nặng.

Nguyên tắc chung xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường

chế độ ăn cho người tiểu đường
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường

Đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường

  • Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường.
  • Nhu cầu phụ thuộc vào: tuổi, giới, loại công việc (nặng hay nhẹ), thể trạng (gầy hay béo). Đối với cân nặng lý tưởng (BMI = 22): 30 kcal/kg/ngày. Với người lao động nhẹ cần 30 kcal/kg/ngày, lao động trung bình cần 35 kcal/kg/ngày, lao động nặng cần 40-45 kcal/kg/ngày; nếu điều trị nội trú cần 25 kcal/kg/ngày; nếu cần giảm cân, cần 20 kcal/kg/ngày.
  • Bệnh nhân ăn thừa năng lượng hoặc thiếu năng lượng đều làm cho đường máu rơi vào vùng nguy hiểm.
    Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ.

Bữa ăn đa dạng

Chế độ ăn phải cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng theo một tỷ lệ cân đối: chất đạm (protid) chiếm 15-20% tổng năng lượng khẩu phần, chất béo (lipid) chiếm 25-30%, chất đường bột (glucid): 55-60%.

Chế độ ăn nên giàu chất xơ vì nó có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 30-40g/ngày.

Các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (B1, B2, PP) cũng cần có mặt trong khẩu phần ăn, vì các vitamin này giúp ngăn ngừa tạo thành thể cetonic.

Khẩu phần ăn của người tiểu đường cần hạn chế muối (ít hơn 6g/ngày).

Phần ăn nhiều màu sắc, ăn rau củ quả trước rồi mới đến thực phẩm khác. Ăn ngũ cốc nguyên hạt ở trạng thái tự nhiên sẽ giúp bệnh nhân đạt được mức đường huyết ổn định. Các loại thức ăn khác nên sử dụng là trái cây, rau củ quả, mầm đậu, hạt tươi, nấm, gia vị tự nhiên (gừng, tỏi, hành, chanh…).

Ăn đúng giờ

Sắp xếp thời gian các bữa ăn hàng ngày sao cho phù hợp và những ngày sau đó cũng phải ăn đúng thời điểm như vậy, thời gian dao động không quá 15 phút. Khi đó cơ thể sẽ truyền tín hiệu đến các cơ quan sẵn sàng tiêu hóa thức ăn và điều tiết insulin giúp chuyển hóa đường. Nhờ vậy không gây tăng đường huyết đột ngột, rối loạn chuyển hóa đường. Thời gian ruột hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất là từ 7-9h sáng. Cần ăn sáng đúng giờ để có sức khỏe tốt.

chế độ ăn cho người tiểu đường
Chế độ ăn đúng giờ cho người tiểu đường

Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ngày) để góp phần khống chế đường huyết. Không để xảy ra tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và chống hạ đường huyết khi đói. Nhất là với bệnh nhân có dùng thuốc hạ đường huyết. Với bệnh nhân điều trị bằng insulin tác dụng chậm có thể bị hạ đường huyết trong đêm. Do vậy nên cho ăn thêm bữa phụ trước khi đi ngủ.

Ăn chậm nhai kỹ

Nguyên tắc ăn uống người bệnh tiểu đường cần chú ý là tốc độ ăn phải cực kỳ chậm. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên ăn chậm gấp 2 lần so với thời gian thông thường. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 ăn chậm gấp 3 lần so với thời gian ăn thông thường.