Chế độ ăn của người tiểu đường: Vitamin A

Chế độ ăn của người tiểu đường không thể thiếu vitamin

Vitamin là thành phần không thể thiếu để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Vitamin hoạt động như một hợp chất hữu cơ thiết yếu nhằm đảm bảo cơ chế hoạt động của các enzyme trong cơ thể. Sau đây là 6 loại vitamin cần quan tâm trong chế độ ăn của người tiểu đường.

Chế độ ăn của người tiểu đường: Vitamin E

Chức năng chính của vitamin E là chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại. Vitamin E là một nhóm bao gồm 8 hợp chất với những tác dụng khác nhau. Mỗi một hợp chất này có một số dạng được gọi là các đồng phân lập thể.

Vitamin E là một chất dinh dưỡng vi lượng đặc biệt mà gần như bạn không thể đáp ứng được nhu cầu hàng ngày thông qua lượng thức ăn bình thường (trừ khi thực phẩm đó được bổ sung vitamin E). Do vậy, việc bổ sung vitamin E là lưu ý quan trọng đối với người tiểu đường.

Lưu ý: Nếu bạn dùng bất kỳ dạng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc chống đông nào, hãy báo cho bác sĩ biết rằng bạn đang dùng một chất bổ sung có chứa vitamin E để tránh các phản ứng phụ không mong muốn.

Vitamin K

Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Nó cũng giúp cơ thể tạo ra protein cho máu, xương và thận. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang có kế hoạch bổ sung vitamin K khi đang dùng thuốc liên quan đến đông máu.

Chế độ ăn của người tiểu đường: Vitamin A
Chế độ ăn của người tiểu đường: Vitamin A

 

Vitamin A được biết đến nhiều nhất với vai trò giúp đôi mắt tiếp nhận ánh sáng, giúp bạn có thể nhìn thấy sự vật trong bóng tối.

Bên cạnh đó, vitamin A còn có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng tế bào và mô khắp cơ thể. Bảo vệ da và các mô khác khỏi bị nhiễm trùng. Vitamin A có trong các loại thực vật cũng có chức năng như một chất chống oxy hóa.
Beta carotene từ thức ăn cũng có thể được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Trong khi vitamin A liều cao có thể gây độc, thì beta-carotene có thể được dung nạp ở liều cao hơn rất nhiều.

Vitamin B

Các vitamin B, gồm biotin, cholin, axit folic, niacin, axit pantothenic, B1, B2, B6, và B12. Có liên quan đến quá trình chuyển hóa chất bột đường, chất béo, chất đạm. Và sản xuất năng lượng. Vì các vitamin B hoạt động cùng nhau nên bạn chỉ dùng một loại vitamin B đặc biệt khi có chỉ định từ bác sĩ.

Những người hoàn toàn không ăn thực phẩm động vật (ăn chay trường). Và không dùng bổ sung vitamin sẽ có nguy cơ thiếu hụt B12 dẫn đến thiếu máu.

Những người không có yếu tố nội tại trong lớp lót dạ dày giúp cơ thể hấp thụ B12 cũng có nguy cơ thiếu B12. Người cao tuổi có nguy cơ phát triển chứng thiếu hụt B12 chính là vì cơ thể của họ có nhiều khả năng ngừng sản xuất các yếu tố nội tại này. Do đó, người cao tuổi nên uống vitamin tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chế độ ăn của người tiểu đường: Vitamin C

Vitamin C được biết đến với vai trò hỗ trợ chức năng miễn dịch. Đồng thời, vitamin C cũng giúp sản xuất collagen, giữ cho mao mạch và thành mạch máu vững chắc. Nhờ đó, vitamin C có thể ngăn ngừa vết thâm tím, giữ cho da và mô nướu lành mạnh. Và giúp cơ thể hấp thụ các nguồn thực vật có chứa sắt.

Vitamin D

Vitamin D
Vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ cả canxi và phốt pho. Ngoài việc hấp thụ vitamin D từ thực phẩm và đồ uống, cơ thể có thể sản xuất ra các dạng hoạt hóa của vitamin này trong cơ thể khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Trong những nghiên cứu gần đây, vitamin D được chứng minh là góp phần giảm nguy cơ ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Những người có khả năng thiếu hụt thường là những người sống trong điều kiện thiếu ánh sáng mặt trời (đặc biệt là vào mùa đông). Và người già (khả năng tổng hợp vitamin D của cơ thể từ ánh sáng mặt trời giảm theo độ tuổi).

Ngoài các loại thuốc bổ vitamin tổng hợp trong chế độ ăn của người tiểu đường. Bạn cũng có thể sử dụng liệu pháp dinh dưỡng đặc biệt cho người đái tháo đường.

>> Xem thêm: Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường một cách khoa học