Có thể cải thiện bệnh tiểu đường với chế độ ăn uống theo ‘kiểu tập trung bữa sáng’. Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì nếu điều chỉnh chế độ ăn uống với bữa sáng có lượng calo cao thì sẽ có hiệu quả giảm cân, giảm lượng insulin và cải thiện kiểm soát đường huyết.
Bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì
Chế độ ăn uống là một yếu tố để điều chỉnh đồng hồ sinh học, dựa trên chế độ và thời gian ăn uống. Mà nhịp điệu cơ thể được điều chỉnh phù hợp cho việc tập thể dục và nghỉ ngơi. Bữa sáng đóng vai trò hết sức quan trọng, là công tắc khởi động cơ thể và đầu óc để bắt đầu các hoạt động trong ngày. Đồng hồ sinh học được điều chỉnh bởi việc ăn uống sau một thời gian dài chưa ăn gì. Có nghĩa là, bữa sáng giúp thiết lập lại đồng hồ cơ thể một cách dễ dàng.
Các nghiên cứu được báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng khi bỏ bữa sáng, hiệu suất học tập và làm việc sẽ giảm. Ngoài ra, có những báo cáo rằng những người có xu hướng ăn sáng ít hơn thường dễ bị béo phì hơn.
Ngay cả với cùng một lượng bữa ăn, hiệu quả chuyển hóa năng lượng cũng thay đổi tùy theo thời gian ăn uống. Tần suất bỏ bữa sáng càng nhiều thì số lần ăn đêm hoặc ăn vặt càng thường xuyên hơn. Và điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì.
Thời điểm ăn uống cũng ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học. Bữa ăn cuối cùng trong ngày là bữa tối. Thời gian ăn tối muộn có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học. Và chuyển thành chế độ ăn theo “kiểu của người làm việc ban đêm”, gây ra rối loạn tinh thần và thể chất.
Chế độ ăn uống theo “kiểu tập trung bữa sáng” là gì?
Đại học Tel Aviv của Israel, mới đây, đã công bố một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống theo “kiểu tập trung bữa sáng”. Sẽ có hiệu quả giảm cân và giúp cải thiện kiểm soát đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường.
Người béo phì và thừa cân thường có bữa ăn phổ biến theo kiểu “big dinner”. Với lượng calo hấp thụ dư thừa và ăn nhiều vào bữa tối. Nếu tạo thói quen ăn uống theo “kiểu tập trung bữa sáng” bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống với lượng calo cao trong bữa sáng. Lượng trung bình ở bữa trưa và ăn ít vào bữa tối thì ngay cả khi lượng calo hấp thụ hàng ngày là như nhau. Mọi người có thể giảm cân dễ dàng hơn.
Ở những người bị tiểu đường, chế độ ăn kiểu này sẽ giúp giảm lượng insulin cần thiết cho cơ thể. Và giúp cải thiện kiểm soát đường huyết.
Tác dụng của chế độ ăn uống theo “kiểu tập trung bữa sáng”
Tác dụng của chế độ ăn uống theo “kiểu tập trung bữa sáng” giúp giảm chỉ số đường huyết và liều lượng insulin
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trong 3 tháng với đối tượng là 18 nam. Và 11 nữ trong độ tuổi trung bình 69 tuổi bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Đối tượng béo phì và đang điều trị bằng insulin. Những người tham gia được điều chỉnh chế độ ăn uống với cùng lượng calo. Và cân bằng dinh dưỡng trong ba tháng nhưng chia thành hai kiểu bữa ăn.
Nhóm đầu tiên tiếp tục điều trị chế độ ăn uống với lượng nhiều hơn vào bữa sáng. Trung bình vào bữa trưa và ăn ít vào bữa tối. Nhóm thứ hai chia các bữa ăn trong ngày thành sáu lần ăn. Và tiếp tục chế độ ăn uống để cân bằng lượng calo hấp thụ.
Sau 3 tháng, nhóm tập trung vào bữa sáng đã giảm trung bình 5kg cân nặng. Chỉ số đường huyết lúc đói giảm 54 mg/dL (từ 161 xuống 107). Chỉ số đường huyết trung bình giảm 29 mg/dL (từ 167 xuống 138) trong 2 tuần đầu. Và giảm 38 mg/dL (từ 167 xuống 129) sau 3 tháng.
Chỉ số đường huyết trung bình trong khi ngủ cũng được cải thiện. Và giảm 24 mg/dL (từ 131 xuống 107) bằng cách ăn sáng đầy đủ. Liều lượng insulin cũng giảm và lượng đơn vị mỗi ngày giảm 20.5 (từ 54.7 xuống 34.8).