Đi bộ cũng giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, tim mạch. Người bị tiểu đường nên đi bộ như thế nào thì tốt? Các nhà khoa học tin rằng chỉ cần đi bộ 2.100 bước/ngày cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Người già sẽ được kéo dài tuổi thọ. Người trung niên giảm nguy cơ bị bệnh tim và tiểu đường
Thông tin từ các chuyên gia
Con số 2.100 bước/ngày thấp hơn rất nhiều so với khuyến cáo của bác sĩ trước đây là 10.000 bước/ngày. Đây là con số quá cao với một số người, nhất là người già.
Những phát hiện mới được công bố trong 2 nghiên cứu được trình bày tại hội nghị mới đây của Hiệp hội Tim mạch (Mỹ).
Nghiên cứu đầu tiên do các nhà khoa học tại Đại học California, San Diego (Mỹ) thực hiện. Họ đã theo dõi sức khỏe của 6.000 phụ nữ, đột tuổi trung bình là 79. Nguy cơ tử vong vì tim mạch của những người đi từ 2.100 đến 4.500 bước/ngày giảm đến 38%. Nếu đi hơn 4.500 bước/ngày thì tỷ lệ này lên đến 48%.
Nghiên cứu thứ hai do các chuyên gia tại Đại học Massachusetts (Mỹ) thực hiện. Nhóm đã gắn thiết bị theo dõi đi bộ để đo lường mức độ hoạt động thể chất của 2.000 người trung niên. Thời gian theo dõi khoảng 9 năm.
Các phân tích cho thấy cứ đi bộ 1.000 bước thì nguy cơ béo phì sẽ giảm 13%. Những người đi bộ nhiều nhất có nguy cơ bị béo phì ít hơn đến 61% so với những người ít đi bộ nhất. Nguy cơ tiểu đường của họ cũng thấp hơn 43%, huyết áp là 31%.
Các nhà khoa học tin rằng với nhiều người, tiểu đường và cao huyết áp là những căn bệnh gần như sẽ bị mắc vào một lúc nào đó. Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy đi bộ nhiều có thể giúp tránh được 2 căn bệnh này,
Lợi ích của việc đi bộ đối với người bị tiểu đường
• Đi bộ giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát tốt lượng đường trong máu
• Giúp cholesterol tốt cao hơn và cholesterol xấu thấp đi
• Giảm thiểu những biến chứng do bệnh gây ra, nhất là đột quỵ và tim mạch
• Giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, giảm thiểu căng thẳng và mệt mỏi
Người bị tiểu đường nên đi bộ như thế nào thì tốt?
Theo các nhà nghiên cứu về bệnh tiểu đường của Mỹ thì để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc đi bộ, người bệnh tiểu đường nên:
Thường xuyên đi bộ ít nhất 5 ngày một tuần
Bệnh nhân dành thời gian đi bộ trung bình 30 phút một ngày và thực hiện ít nhất 5 ngày trong một tuần để giúp ổn định glucose trong máu và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Tăng dần thời gian đi bộ
Trường hợp một số bệnh nhân khi không có thể trạng tốt, khó thực hiện việc đi bộ trong 30 phút thì áp dụng bằng cách: trong tuần đầu tiên đi bộ 10 phút, sang đến tuần thứ hai tiếp tục đi bộ tăng thêm vài phút, từ từ tăng thời gian đi bộ lên đến 30 phút mỗi ngày.
Đi bộ 10 phút liên tục
Đi bộ 10 phút là biện pháp ổn định đường huyết cho người đái đường. Theo các chuyên gia tiểu đường đề nghị bệnh nhân đi bộ 30 phút/ ngày và có thể chia nhỏ thời gian tập như sau: đi quanh khu vực nhà ở 10 phút, đi chợ mua đồ ăn 10 phút, 10 phút tưới cây cảnh. Lưu ý, người bệnh nên di chuyển liên tục 10 phút thì mới có kết quả tốt trong việc điều trị đường máu và giảm biến chứng của bệnh.
Kiểm tra đường huyết trước khi tập thể dục
Người bệnh nên sử dụng máy đo đường huyết trước khi đi bộ. Nếu tình trạng đường huyết thấp nên ăn nhẹ để chờ cho đường huyết tăng lên mới đi. Còn trường hợp đường huyết đang ở mức quá cao, cần phải đợi cho đường huyết thấp xuống rồi mới tiếp tục đi bộ.