Dựa vào chỉ số đường huyết bình thường ở một người khỏe mạnh, bạn có thể xác định được tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Từ đó có cách điều chỉnh ăn uống cũng như sinh hoạt hằng ngày, để có thể đưa chỉ số đường huyết về mức tiêu chuẩn an toàn.
Chỉ số đường huyết bình thường ở người khỏe mạnh
Là chỉ số thể hiện nồng độ đương glucose trong máu, được đo bằng đơn vị mg/dl hoặc mmol/L. 1mmol/L bằng 18 mg/dl.
Chỉ số đường huyết là chỉ số giúp chẩn đoán và xác định bạn có đang mắc bệnh tiểu đường hay không. Con số này sẽ thay đổi liên tục theo hoạt động trong ngày, nhất là sau quá trình ăn uống, vận động. Để biết mình có đang mắc bệnh hay không, cần tiến hành đo nồng độ glucose trong máu rồi so sánh với chỉ số đường huyết bình thường.
Chỉ số đường huyết bình thường
Vào các thời điểm khác nhau trong ngày, chỉ số đường huyết bình thường sẽ như sau:
- Đường huyết lúc đói: 72-100mg/dl tương đương với 4.0- 5.6 mmol/l.
- Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên: Nhỏ hơn 140mg/dl tương đương với 7.8 mmol/l.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose: Nhỏ hơn 140mg/dl (7.8 mmol/L)
- HbA1c: Nhỏ hơn 5.7%
Chỉ số đường huyết cao là bao nhiêu?
Nếu đường huyết của bạn dao động vượt ngoài ngưỡng cho phép thì bạn đang có dấu hiệu bệnh tiểu đường:
Chỉ số đường huyết < 4.0 mmol/l là quá thấp, hay còn gọi là hạ đường huyết, tình trạng này cũng nguy hiểm không kém so với chỉ số đường huyết tăng cao.
Chỉ số đường huyết > 7.8 mmol/l tương đương 140 mg/dl ở thời điểm bất kì là tăng đường huyết.
Như thế nào là mắc bệnh tiểu đường?
Được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi đường huyết vượt ngưỡng như sau:
- Chỉ số glucose lúc đói đo hai lần liên tiếp đều > 126 mg/dL (7.0 mmol/L)
- Đường huyết ngẫu nhiên được đo ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Hoặc khi làm nghiệm pháp glucose >= 200 mg/dL (11.1 mmol/L)
- HBA1C từ 6.5% trở lên
Ngoài những trường hợp kể trên, giai đoạn tiền tiểu đường được hiểu như sau. Và vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn:
- Chỉ số glucose lúc đói: Từ 5.6 – 6.9 mmol/L, tương đương 101 – 125 mg/dL
- Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ: 7.8 – 11.0 mmol/L, tương đương 140 – 200mg/dL
- HbA1c: Trong khoảng 5.7 – 6.4%.
Bạn vẫn có thể nhận biết sớm tiểu đường bằng các triệu chứng khác như đi tiểu nhiều lần, khát nước thường xuyên, đói bụng dữ dội, sụt cân, mờ mắt, mệt mỏi kéo dài.
Cách kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định
Về chế độ ăn uống
– Phải chú ý ăn uống đúng giờ giấc, đúng bữa, không ăn một cách bừa bãi. Đặc biệt là không bỏ bữa vì sẽ khiến cho lượng đường trong máu tụt xuống mức thấp, rất nguy hiểm. Bữa sáng nên ăn trong khoảng 7-8 giờ, bữa trưa là 12-13 giờ và buổi tối là khoảng 18-19 giờ
– Để tránh đường huyết cao thì không nên ăn các đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt có ga… quá nhiều, thương xuyên liên tục. Đảm bảo chế độ ăn phải cân bằng dinh dưỡng giữa các chất. Không được bỏ quên chất xơ từ rau xanh, hoa quả, trái cây.
– Không nên ăn mọt cách quá no, nhồi nhét trong 1 bữa ăn vì nó sẽ không tốt cho tình trạng sức khỏe một chút nào. Hãy ăn vừa phải, đủ no.
– Nếu hay bị tụt đường huyết thì hãy chuẩn bị một số thức ăn nhẹ để bổ sung lúc cần thiết
Về sinh hoạt và làm việc
– Làm việc, học tập, nghỉ ngơi, ngủ hợp lý, đúng giờ
– Không nên làm việc quá sức, vận động, hoạt động quá cố gắng khiến cho đường huyết bị tụt xuống thấp.
– Cũng không nên quá lười vận động, ngồi nằm quá nhiều, ít tập thể dục hay thể thao
– Hạn chế thức khuya, ngủ đúng giờ, đúng giấc để đảm bảo sức khỏe tốt, ổn định lượng đường trong máu.