Để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 của chuyên gia về chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lí.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2
Khi bị tiểu đường, không có nghĩa là bạn phải từ bỏ hết thức ăn có chứa chất bột, đường. Bởi nếu kiêng khem quá mức, sẽ khiến cơ thể bị “đói năng lượng”. Sẽ gây biến chứng hạ đường huyết rất nguy hiểm.
Điều quan trọng là bạn cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. – có nghĩa là trong các bữa ăn. Nên ăn thường xuyên trái cây, rau củ ít tinh bột, ăn ít chất béo bão hòa (có trong thịt, da, mỡ động vật), đường và muối. Chế độ ăn này sẽ giúp kiểm soát đường, chất béo trong máu và duy trì huyết áp, cân nặng lý tưởng.
Dưới đây là 2 nguyên tắc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn chính của người bệnh tiểu đường tuýp 2 được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên áp dụng.
Nguyên tắc 1⁄4 (Dĩa thức ăn = 25cm)
- 02 phần rau, củ: phần lớn rau củ xanh, cà rốt, bắp cải, ớt chuông, 1 ít trái cây…
- 01 phần chất bột đường: Yến mạch, gạo nâu, nui, mì, bánh mì…
- 01 phần đạm: cá, hạt đậu, hải sản, trứng, gà, heo, bò…
- 01 muỗng nhỏ dầu = 2ml.
Nguyên tắc bàn tay
Chỉ bằng một bàn tay, bạn có thể đo được số lượng thực phẩm cần tiêu thụ hàng ngày phù hợp với cơ thể. Kiểm soát cân nặng và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
- Một bàn tay là lượng rau bạn cần ăn.
- Diện tích mặt trước của một nắm tay bằng với số lượng carbohydrate bạn cần tiêu thụ (gạo, ngũ cốc, mì ống, bánh mì).
- Kích thước lòng bàn tay cho biết số lượng thịt bạn cần.
- Diện tích 1 nắm bàn tay tương đương số lượng trái cây trong một ngày bạn cần ăn để duy trì sức khỏe tốt.
- Kích thước 1 đốt ngón tay trỏ là số lượng bơ và mỡ động vật bạn có thể ăn trong 1 ngày.
Thực hiện theo công thức này, bạn sẽ nhận thấy áp dụng lý thuyết vào thực tiễn không khó. Nếu phân chia cân bằng 3 bữa: sáng, trưa và tối với nhiều thực phẩm đa dạng. Bạn sẽ kiểm soát được cân nặng hiệu quả. Và phát huy tối đa dưỡng chất của từng loại thực phẩm.
Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 ra sao?
Đối với thức ăn chứa tinh bột
Một nguyên tắc nên nhớ trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 là: lượng tinh bột đưa vào cơ thể cho người bệnh tiểu đường nên bằng khoảng 50% – 60% người thường.
Tinh bột có hai dạng: dạng phức và dạng đơn. Cơ thể con người chuyển hóa mọi dạng tinh bột thanh glucose hay đường trong máu. Tuy nhiên, tinh bột dạng phức cho phép mức glucose tăng chậm, trong khi dạng đơn được chuyển hóa rất nhanh.
Những loại thực phẩm chứa tinh bột dạng phức bao gồm:
- Ngũ cốc nguyên cám: gạo lứt, lúa mì lứt, kê lứt, yến mạch,…
- Rau củ: cà rốt, củ cải, củ sen, sắn dây, bắp cải, bông cải, bí đỏ, hành tây, tía tô, bồ ngót, chùm ngây, xà lách,…
- Đậu: đậu đỏ, đậu nành, đậu phụ,…
- Trái cây đúng mùa: bơ, táo, cherry, gấc,…
Đối với thực phẩm chứa chất đạm
Trong chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2, lượng đạm cần cao hơn so với người bình thường. Và nên đạt 15% – 20% trên tổng số calo nạp vào mỗi ngày (người bình thường là 12% – 14%). Nếu người bệnh đã có biến chứng về thận thì nên tiêu thụ protein ít hơn 10% lượng calo hàng ngày để giảm gánh nặng cho thận.
Đạm, hay còn gọi là protein, là chất căn bản trong sự sống của mọi tế bào, là thành phần của các mô cấu tạo và bảo vệ cơ thể cũng như tế bào mềm ở các cơ quan. Đạm giúp cơ thể tăng trưởng và cơ quan nội tạng hoạt động.
Người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nên sử dụng phối hợp cả protein động vật và protein thực vật.
Protein động vật có lợi: thịt cá, gia cầm (bỏ da), trứng,…
Protein thực vật có lợi: các loại đậu, vừng, lạc,…
Người bệnh không nên ăn các loại thịt có màu đỏ như bò, lợn, dê,…
Đối với thực phẩm chứa chất béo
Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng cần hạn chế mỡ. Các bác sĩ khuyên lượng cholesterol đưa vào cơ thể phải dưới 300 mg mỗi ngày.
Chất béo bão hòa có tính đông đặc trong nhiệt độ bình thường. Loại này tìm thấy nhiều trong thịt, mỡ, lòng đỏ trứng gà, sữa và các chế phẩm từ sữa như phomai, kem, bơ,…
Chất béo bão hòa rất có hại cho sức khỏe vì có thể gây nghẽn mạch máu. Người bị tiểu đường tuýp 2 không nên nạp chất béo bão hòa vào cơ thể.
Chất béo không bão hòa là loại không đông đặc ở nhiệt độ bình thường. Loại này tìm thấy chủ yếu trong dầu thực vật như dầu đậu nành, dậu olive, dầu mè. Đây là chất béo tốt vì có khuynh hướng làm giảm cholesterol trong máu và là những acid béo thiết yếu.
Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 đối với rau, trái cây tươi
Những loại thực phẩm này vừa có công dụng bổ sung vitamin, muối khoáng tốt nhất vừa có tác dụng chống lão hóa tốt.
Tuy nhiên người bị bệnh tiểu đường nên tránh các loại trái cây có lượng đường cao. Như xoài, dưa hấu, nhãn,….
Thay vào đó, người bệnh tiểu đường tuýp 2 nên ăn thường xuyên: củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina, bưởi, cam, quýt, táo,…
Đối với thực phẩm chứa chất ngọt
Chất ngọt là loại thực phẩm làm bệnh tiểu đường ngày càng trở nặng. Người bệnh tiểu đường tuyp 2 không nên ăn các loại bánh kẹo, nước ngọt có ga, trái cây khô chứa đường nhân tạo,…