Trong y học, tế bào gốc được phát triển nhằm điều trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính nguy hiểm. Chữa tiểu đường bằng tế bào gốc dần phổ biến tại nước ta và hỗ trợ tốt cho bệnh nhân tiểu đường trong việc điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, có thể khắc phục bệnh tiểu đường hoàn toàn nhờ tế bào gốc hay không và những tác động của phương pháp này là gì?
Chữa tiểu đường bằng tế bào gốc là như thế nào?
Trong việc chữa bệnh tiểu đường, các tế bào còn non sẽ cấy vào cơ thể của người bệnh. Mục đích của giải pháp là sự phát triển của những tế bào sẽ mang đến khả năng hồi phục những tổn thương của cơ thể. Từ đó cải thiện hoặc khắc phục bệnh hiệu quả. Theo nghiên cứu khoa học, những tế bào sẽ được đưa vào cơ thể thông qua giải pháp phẫu thuật ghép tụy hoặc ghép tiểu đảo tụy.
Như vậy, thay cho phương pháp tiêm insulin đến suốt đời, người bệnh nhờ vào giải pháp trên. Người bệnh có thể không cần nạp insulin trong vòng 5 năm. Các tế bào dùng trong điều trị thường được lấy từ tế bào trong máu từ dây rốn của trẻ sơ sinh. Sau đó được tách tế bào gốc và tạo thành C-peptide đáp ứng lượng tế bào beta cần thiết cho việc tổng hợp insulin của cơ thể từ đó ổn định đường huyết của người bệnh.
Đặc điểm của việc chữa tiểu đường bằng tế bào gốc là gì?
Ưu điểm
- Phương pháp chữa tiểu đường bằng tế bào gốc sẽ không gây ra tổn thương. Hoặc ảnh hưởng đến các tế bào khác.
- Sự hoạt động của tế bào gốc thúc đẩy hỗ trợ quá trình đào thải những tế bào hư hại ra khỏi cơ thể
- Người bệnh tiểu đường không cần thường xuyên tiêm insulin để điều trị như phương pháp truyền thống. Bởi hiệu quả của tế bào gốc có thể kéo dài đến 5 năm.
Nhược điểm
- Tuy nhiên, nhằm đảm bảo khả năng hoạt động của tế bào gốc. Cơ thể vẫn cần duy trì sử dụng thuốc.
- Chi phí cho giải pháp chữa trị bằng tế bào gốc cũng không hề thấp. Và chưa được áp dụng rộng rãi tại nước ta.
- Bệnh tiểu đường được phân chia thành nhiều loại. Nhưng phương pháp chữa trị bằng tế bào gốc không thể áp dụng cho các loại đó. Chỉ có bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 mới có hiệu quả rõ rệt.
Các giải pháp chữa tiểu đường bằng tế bào gốc phổ biến
Trên thực tế, việc sử dụng tế bào gốc trị bệnh tiểu đường vẫn không giải quyết triệt để bệnh chỉ hỗ trợ người bệnh cải thiện sức khỏe trong thời gian dài. Các phương pháp phổ biến hiện tại bao gồm ghép tụy, ghép tiểu đảo tụy hoặc tế bào gốc phôi thai.
Trong đó, giải pháp ghép tế bào gốc phôi thai chỉ thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nhưng vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Nói về ghép tụy hoặc ghép tiểu đảo tụy, người bệnh cần tìm được tụy hiến tặng phù hợp với cơ thể khi làm phẫu thuật. Tuy nhiên, sau điều trị vẫn cần dùng thuốc ức chế liều cao đến suốt đời.
Chi phí ghép tế bào gốc chữa tiểu đường:
Để thực hiện phẫu thuật cấy ghép tế bào gốc trị tiểu đường, người bệnh cần chuẩn bị chi phí từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng tùy theo trường hợp. Người bệnh cần cân nhắc chọn lựa các cơ sở chữa trị uy tín. Những địa chỉ giàu kinh nghiệm để đảm bảo an toàn.
Có nên chữa tiểu đường bằng tế bào gốc?
Tế bào gốc là giải pháp khả thi, được đánh giá cao trong công tác điều trị bệnh nhân đái tháo đường. Nhưng trên thực tế vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập. Như: phải thực hiện phẫu thuật, tìm đối tượng phù hợp. Có thể gặp nhiều biến chứng sau điều trị, chi phí cao,…Do đó, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành.
Bên cạnh các giải pháp điều trị, cần chú ý duy trì chế độ dinh dưỡng thanh đạm. Đầy đủ dưỡng chất nhưng hạn chế đường bột, dầu mỡ. Thể thao cũng là yếu tố quan trọng để giúp làm giảm lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.
>> Xem thêm: Sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh tiểu đường