Đái tháo đường không phụ thuộc insulin nghĩa là gì? Bệnh này có thể chữa được không, về lâu dài tiên lượng thế nào nếu không chữa trị?
Đái tháo đường không phụ thuộc lnsulin nghĩa là gì?
Đái tháo đường không phụ thuộc lnsulin hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 2. Là bệnh rối loạn chuyển hóa đường (glucose) mạn tính, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nguyên nhân chính gây bệnh đái tháo đường tuýp 2 là do cơ thể không sản xuất đủ lnsulin hoặc lnsulin hoạt động không hiệu quả (kháng lnsulin) hoặc kết hợp cả hai nguyên nhân.
Một vài điểm chính cần biết về bệnh đái tháo đường tuýp 2
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc lnsulin thường khởi phát ở người lớn tuổi, trên 35 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay cũng đã có một đại bộ phận không nhỏ trẻ em, thanh thiếu niên được chẩn đoán sớm đái tháo đường tuýp 2.
Khác với đái tháo đường tuýp 1 cơ thể không còn khả năng sản xuất lnsulin, đái tháo đường tuýp 2 vẫn có thể sản xuất insulin nhưng thiếu hoặc sử dụng insulin chưa đúng cách. Insulin là hormon do tuyến tụy tiết ra, có chức năng đưa đường từ máu vào tế bào chuyển thành năng lượng để duy trì hoạt động của cơ thể. Thiếu insulin khiến đường bị ứ lại trong máu, dẫn tới đường huyết tăng cao và làm tăng nguy cơ tổn thương nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin vì người đái tháo đường tuýp 1 buộc phải tiêm insulin cả đời. Còn ở giai đoạn đầu của đái tháo đường tuýp việc điều trị chính là không dùng thuốc bao gồm ăn uống, luyện tập, sinh hoạt. Thuốc đường uống sẽ dùng khi đường huyết lúc đó tăng quá cao hoặc không thể kiểm soát tốt bằng các phương pháp không dùng thuốc. Tương tự insulin được dùng tạm thời hoặc dùng lâu dài nếu thuốc uống đã kém hiệu quả, hoặc khi đường huyết tăng quá cao hoặc khi người bệnh đã có biến chứng.
Đái tháo đường tuýp 2 chưa thể chữa khỏi hoàn toàn
Nguyên nhân sâu xa vì sao tuyến tụy giảm sản xuất insulin hoặc vì sao insulin làm việc không đúng cách vẫn chưa được xác minh rõ ràng. Chính vì lý do đó mà bệnh đái tháo đường tuýp 2 vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn.
Tiên lượng về lâu dài nếu không chữa trị, mức đường huyết ngày càng tăng cao. Không chỉ làm tăng rủi ro mắc thêm bệnh thận, bệnh tim mạch, bệnh võng mạc mắt… mà còn làm tăng nguy cơ tàn phế, tử vong.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều cách có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết. Ngăn chặn rủi ro biến chứng đái tháo đường. Nhiều người bệnh vẫn đang sống chung, sống khỏe mạnh và dài lâu cùng căn bệnh này. Do đó bạn đừng bỏ cuộc nếu chẳng may mắc bệnh.
Các cách chữa bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin
Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2. Giúp đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết và ngăn chặn biến chứng của bệnh.
Tăng cường vận động.
Vận động là hình thức hiệu quả nhất để giúp cơ thể tích cực sử dụng đường hơn. Insulin hoạt động của hiệu quả hơn, nhờ đó làm giảm đường huyết. Luyện tập còn là cách giúp giảm căng thẳng. Và phòng ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch của người đái tháo đường.
Ăn uống khoa học, lành mạnh:
Không có một nguyên tắc rõ ràng nào trong chế độ ăn mà bạn cần áp dụng khi mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Điều quan trọng là bạn cần chọn thực phẩm thông minh. Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn, đồ ăn đóng sẵn. Ăn nhiều rau xanh, các loại củ quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt.
Bỏ hút thuốc lá và giảm căng thẳng
Căng thẳng làm tăng đường huyết, hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư phổi mà cũng gây khó khăn khi điều trị bệnh đái tháo đường. Do đó, với người bệnh bạn nên bỏ hút thuốc lá càng sớm càng tốt và tránh xa môi trường có nhiều khói thuốc. Bên cạnh đó, bạn nên nghe nhạc, tập thiền, yoga, ngủ đúng giờ để làm giảm căng thẳng.