Với phụ nữ, bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ đối mặt với biến chứng tim mạch, ảnh hưởng thời kỳ mang thai, đời sống tình dục bị suy giảm… Do đó, phát hiện bệnh thông qua những dấu hiệu nhận biết sớm sẽ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro cho sức khỏe. Sau đây là những dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ thường gặp.
Những dấu hiệu phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường là nữ giới
Những triệu chứng bệnh tiểu đường đặc trưng không phân biệt nam giới hay nữ giới, bao gồm:
– Giảm cảm giác ở bàn tay, bàn chân
– Các vùng da nếp gấp trên cơ thể như kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, khoeo chân, nách, dưới cổ… sậm màu
– Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là tiểu đêm gây mất ngủ kéo dài
– Cảm giác yếu đuối, mệt mỏi cùng cực
– Thị lực bị giảm, hình ảnh nhìn thấy có thể bị móp méo
– Các vết thương nhẹ nhưng lâu lành, có nguy cơ nhiễm trùng cao
– Luôn cảm thấy khát nước và đói
– Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột không rõ nguyên do
– Hơi thở hôi, có mùi aceton
Những triệu chứng bệnh tiểu đường chỉ có ở nữ giới
Bên cạnh những triệu chứng điển hình ở trên, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường còn có những dấu hiệu đặc biệt chỉ nữ giới mới có, bao gồm:
Rối loạn tình dục nữ
Ở nữ giới, đường huyết tăng cao kéo dài làm tổn thương hệ mạch máu, khiến việc cung cấp oxy. Và chất dinh dưỡng tới các dây thần kinh chi phối cho cơ quan sinh dục quyết định sinh lý nữ bị thiếu hụt. Hậu quả là cơ quan sinh dục nữ giảm tiết dịch âm đạo, người bệnh khó đạt cực khoái. Khô âm đạo khiến người phụ nữ bị đau khi quan hệ tình dục, dẫn tới sợ hãi, lảng tránh chuyện vợ chồng.
Giảm ham muốn là tình trạng thường gặp ở nữ giới mắc bệnh tiểu đường type 2. Cho dù sử dụng các chất hỗ trợ như gel bôi trơn thì khoái cảm của phụ nữ vẫn bị giảm mạnh do dây thần kinh bị tổn thương, máu về cơ quan sinh dục bị giảm dần theo thời gian.
Nhiễm nấm âm đạo hoặc nhiễm trùng nấm men
Các triệu chứng nhiễm nấm âm đạo hoặc nấm men là rất khó chịu, bao gồm ngứa, mẩn đỏ, sưng âm đạo. Và các mô xung quanh, đồng thời, có dịch âm đạo màu trắng, nhày, có mùi hôi. Phụ nữ mắc tiểu đường type 2 rất dễ bị nhiễm trùng âm đạo hoặc nhiễm trùng nấm men. Khi đi tiểu sẽ có cảm giác nóng rát, khi quan hệ tình dục thì bị đau đớn.
Nhiễm trùng nấm men không gây tổn thương âm đạo nhưng có thể lây lan sang thai nhi khi phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ.
Buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang PCOS là tình trạng xuất hiện nhiều nang nhỏ trên buồng trứng của người phụ nữ. Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này đến nay vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nó được cho là do nồng độ đường huyết giảm và mất cân bằng hormone trong cơ thể. Hội chứng buồng trứng đa nang cũng ảnh hưởng đến nồng độ insulin trong cơ thể, khiến bệnh tiểu đường tiến triển nhanh hơn.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm khi mắc bệnh tiểu đường. Khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Cấu trúc đường tiết niệu ở nữ giới ngắn hơn nhiều so với nam giới nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn. Như nhiễm trùng thận, nhiễm trùng bàng quang.
Như vậy, ngoài những triệu chứng thường gặp thì phụ nữ mắc bệnh tiểu đường còn có những triệu chứng đặc trưng khác. Kết hợp những triệu chứng này sẽ giúp phụ nữ phát hiện sớm bệnh tiểu đường nếu chẳng may mắc phải. Khi đó, người bệnh nên đến khám bệnh tại các phòng khám. Hoặc bệnh viện chuyên khoa nội tiết uy tín để được chẩn đoán chính xác.
Yếu tố nguy cơ của tiểu đường ở phụ nữ
Tương tự như đối với các triệu chứng của bệnh, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường là tương đối giống nhau ở cả hai giới nam và nữ. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số yếu tố nguy cơ chỉ xuất hiện ở nữ giới.
Một nghiên cứu quy mô lớn được thực hiện trên tổng số gần 100.000 tình nguyện viên ở cả hai giới cho thấy đàn ông có chỉ số khối cơ thể thấp hơn phụ nữ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp II cao hơn.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liệt kê một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường ở nữ giới, bao gồm:
- Từng mắc tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai gần nhất
- Sinh một em bé nặng hơn 4 kg.
- Có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
- Chỉ số huyết áp cao, từ 140/90 trở lên.
- Hàm lượng cholesterol trong máu cao, từ 240 mg/dL trở lên
- Hạn chế vận động, ít luyện tập thể dục hay chơi thể thao.
- Các yếu tố liên quan đến sắc tộc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Ấn Độ, thổ dân đến từ vùng Alaska, người Mỹ gốc Á, gốc Tây Ban Nha hoặc La tinh cũng như người gốc Hawaii có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn những người khác.
Những người trong nhóm có nguy cơ cao nói trên được khuyến cáo nên đi khám sàng lọc để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.