Kháng insulin là khái niệm thể hiện sự gia tăng nồng độ insulin và làm giảm độ nhạy cảm insulin của các cơ quan đích. Vì thế, kháng insulin còn được gọi là cường insulin. Để tìm hiểu kỹ hơn bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Kháng insulin là gì?
Kháng insulin là gì? Đó là tình trạng hormone insulin làm việc không còn hiệu quả để có thể chuyển hóa glucose thành năng lượng, biểu hiện bằng gia tăng nồng độ insulin máu. Nói theo cách khác, thì kháng insulin xảy ra khi tế bào của mô đích không đáp ứng hoặc bản thân các tế bào chống lại sự tăng insulin máu.
Nếu bạn bị kháng insulin có thể dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao, nếu để lâu có thể dẫn tới bệnh đái tháo đường type 2.
Nguyên nhân gây đề kháng insulin
Hiện nay, vẫn chưa rõ có những nguyên nhân nào gây nên hiện tượng kháng insulin. Bởi nó được xem 1 phần cũng do các yếu tố di truyền, bao gồm cả yếu tố chủng tộc, và một phần do lối sống. Có rất nhiều bệnh nhân kháng insulin mà không có bất cứ triệu chứng đặc hiệu nào cả.
Cơ thể mỗi chúng ta luôn “chung sống hòa bình” với nhu cầu tăng sản xuất insulin trong nhiều năm. Đến khi sản xuất insulin không còn đáp ứng được với yêu cầu, tăng đường huyết sẽ xảy ra. Khi lượng đường huyết đạt đến một mức độ cao cần thiết, đái tháo đường sẽ xuất hiện; lượng đường huyết cao sẽ gây tổn thương mạch máu ở nhiều cơ quan bộ phận, bao gồm cả thận.
Khi bị đường huyết cao kết hợp với kháng insulin thì đó là những yếu tố khiến hình thành bệnh đái tháo đường type 2. Những thay đổi này về lipids máu tạo ra các mảng xơ vữa trong động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Trường hợp này rất nguy hiểm đối với người bệnh đái tháo đường.
Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị kháng insulin
Nguyên gây nên tình trạng kháng insulin hiện chưa có nhưng bạn có thể nhận biết mình có đang bị kháng insulin hay không thông qua những dấu hiệu nhận biết dưới đây:
Xuất hiện tình trạng béo bụng
Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng kháng insulin đó chính là việc thừa cân, béo phì, khi mà các chất béo tích tụ ở bụng và các cơ quan nội tạng quá nhiều.
“Mỡ tích tụ ở bụng, quanh eo có nhiều tác động tiêu cực đến quá trình trao đổi chất hơn so với mỡ thừa tích tụ tại các khu vực khác trong cơ thể. Mỡ bụng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, kháng insulin và bệnh tim mạch. Do đó, nữ giới nên cố gắng giữ số đo vòng eo dưới 90cm, nam giới nên cố gắng giữ số đo vòng eo dưới 100cm”. Trích dẫn theo Kellie Rodriguez – Hệ thống Bệnh viện & Sức khỏe Parkland (Mỹ).
Nên đối với những người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 thì chỉ cần giảm 5% – 7% trọng lượng của cơ thể cũng có thể giúp giảm được nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Đường huyết tăng cao
Dấu hiệu chính để nhận biết tình trạng kháng insulin đó chính là các chỉ số đường huyết tăng cao. Khi lượng đường huyết tăng cao sẽ khiến cho bạn cảm thấy lười biếng, đi tiểu thường xuyên, hay khát nước và có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn nếu lượng đường huyết không được kiểm soát kịp thời. Mức đường huyết bạn cần lưu ý:
- Lượng đường huyết trên 180mg/dL được đánh giá là ở mức cao.
- Lượng đường huyết trên 300mg/dL là mức nguy hiểm.
Xuất hiện các mảng da tối màu
Các mảng da tối màu bắt đầu xuất hiện hay còn gọi là bệnh gai đen ở các vùng nếp gấp trên cơ thể, ví dụ như ở cổ, háng và vùng da dưới cánh tay. Triệu chứng này xuất hiện khi nồng độ insulin trong máu cao, khiến cho các tế bào da sản sinh nhanh chóng, chứa nhiều melanin làm cho da trở nên tối màu hơn so với các vùng da khác trên cơ thể.
Lỗ chân lông to và dễ bị mụn
Dấu hiệu nhận biết tiếp theo đó là dầu nhờn trên da xuất hiện nhiều hơn người bình thường.
Bên cạnh đó thì chế độ ăn nhiều carbohydrate cũng có thể thúc đẩy việc sản sinh quá nhiều dầu nhờn trên da, từ đó làm tăng nguy cơ gây mụn trứng cá. Để giảm thiểu tình trạng này bạn có thể ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi, thịt nạc.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
PCOS có đặc trưng là tình trạng lượng hormone nam tăng cao, khiến cho tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, béo phì, u nang buồng trứng, bệnh tim mạch và đái tháo đường type 2. Ở phụ nữ mắc PCOS sẽ có nguy cơ bị kháng insulin cao.
Nếu mắc hội chứng này sẽ khiến cho buồng trứng tạo ra nhiều testosterone hơn, các triệu chứng như mọc lông sẫm màu trên vùng mặt và bụng cũng sẽ dần xuất hiện.
Rụng tóc nhiều ở nữ giới
Phụ nữ bị kháng insulin có thể có nguy cơ bị hói đầu cao hơn so với những người không mắc bệnh. Bởi ngoài những ảnh hưởng đến quá trình tích trữ chất béo và điều chỉnh lượng đường huyết, insulin cũng đóng vai trò điều chỉnh quá trình hình thành và phát triển của tóc.
Vậy nên nếu thấy tóc của mình rụng nhiều hơn bình thường thì bạn nên đi khám xem có đang bị kháng insulin hay không?
Sưng mắt cá chân
Sưng mắt cá chân cũng là 1 dấu hiệu giúp bạn nhận biết mình có đang bị kháng insulin hay không? Bởi nếu insulin làm việc kém hiệu quả sẽ khiến cho chất lỏng bị tích tụ quá nhiều gây nên hiện tượng sưng mắt cá chân, và bàn chân…Bạn nên để ý thường xuyên đến các bộ phận trên cơ thể mình nhất là chân để điều trị kịp thời.
Thèm thực phẩm giàu carbohydrate
Insulin hoạt động kém nên sẽ khiến cho bạn cảm thấy thèm đường và carbohydrate. Cảm giác thèm này là do cơ thể không điều chỉnh được lượng đường huyết 1 cách hợp lý, khiến cho các tế bào không thể dùng glucose để chuyển hóa thành năng lượng. Chính thế mà các tế bào sẽ yêu cầu bạn rằng chúng cần hiều carbohydrate hơn nữa, ngay cả khi chỉ số đường huyết của bạn đang ở mức cao.
Kháng insulin là một hiện tượng khá nguy hiểm nhưng có rất nhiều các triệu chứng để chúng ta nhận biết và có thể điều trị kịp thời. Nên bạn cũng không cần quá lo lắng, hãy thay đổi lối sống lành mạnh hơn, hoạt động thể chất thường xuyên, giảm cân nếu cần thiết và có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng để phòng tránh hiện tượng này.
Bạn có thể quan tâm thêm về: Insulin là gì? Tác dụng của insulin trong cơ thể con người