Tỷ lệ tiểu đường ở trẻ em ngày càng có xu hướng gia tăng và rất khó điều trị. Ở trẻ em, tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 90% thường là bệnh có tính chất di truyền, do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin và có tính chất bẩm sinh. Tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở trẻ bị thừa cân và béo phì. Tiểu đường ở trẻ em nếu không kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Những biểu hiện thường gặp
Trẻ em mắc bệnh tiểu đường có thể xuất hiện 1 hoặc 2 trong 4 dấu hiệu điển hình và trong một số trường hợp không có biểu hiện gì, hơn nữa vì tiểu đường ít gặp ở trẻ em nên rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh thông thường khác khi có một số biểu hiện tương tự.
Do đó, cần phải lưu ý đến những biểu hiện này để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Một số biểu hiện thường gặp là:
Khát nước
Trẻ uống nhiều nước hơn bình thường và không có cảm giác dịu cơn khát. Do cơ thể gặp vấn đề về việc duy trì lượng nước trong cơ thể, trẻ có thể trở nên rất khát nước để dự phòng tình trạng mất nước.
Mệt mỏi
Tiếp tục, do các tế bào không tiếp cận được các phân tử đường cần để cung cấp năng lượng cho toàn cơ thể. Trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi kéo dài
Giảm cân
Cơ thể sẽ bắt đầu phá vỡ các mô cơ và các tế bào lưu trữ mỡ để cung cấp năng lượng cho các tế bào đang bị “đói năng lượng”, từ đó dẫn đến tình trạng giảm cân một cách đáng kể, không có chủ đích.
Thường xuyên đi tiểu
Trẻ lớn sử dụng nhà vệ sinh thường xuyên; đối với trẻ nhỏ thường xuyên đái dầm; ở trẻ sơ sinh có thể thấy bỉm nặng hơn bình thường.
Da sẫm màu
Kháng insulin có thể khiến da bị sẫm màu, phổ biến nhất là ở nách và cổ. Nếu trẻ bị tiểu đường loại 2, có thể dễ nhận thấy những vùng da sẫm màu. Tình trạng này được gọi là bệnh gai đen, là tình trạng da nhiễm sắc tố màu đen, dày lên, như một mảnh vải màu đen
Nhiễm nấm âm đạo ở trẻ gái chưa đến tuổi dậy thì
Mặc dù có rất nhiều lý do khiến một bé gái bị nhiễm nấm âm đạo, nhưng các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý rằng, bệnh tiểu đường type 1 là một trong những yếu tố dẫn đến sự phát triển của tình trạng nhiễm nấm này.
Bệnh tiểu đường ở trẻ em phổ biến nhất từ 10 đến 19 tuổi
Thừa cân gắn liền với sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Nghiên cứu cho biết trẻ béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp 4 lần. Trẻ thừa cân tăng khả năng kháng insulin. Khi cơ thể đấu tranh để điều chỉnh insulin. Lượng đường trong máu cao dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Di truyền cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở trẻ. Trẻ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu: có anh chị em ruột hoặc người thân mắc bệnh tiểu đường loại 2,
Phòng và điều trị tiểu đường ở trẻ em
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Để phòng bệnh ĐTĐ ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ hợp lý như: hạn chế đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo như: đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà…, tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả, chất đạm, tăng cường vận động, tham gia các hoạt động vui chơi, luyện tập thể dục thể thao như chạy bộ, đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ…
Đối với trẻ bị bệnh cần có một chế độ ăn uống, luyện tập nghiêm ngặt hơn. Nếu không sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiến triển bệnh. Tuy nhiên, không nên quá kiêng ăn chỉ cần lựa chọn các thực phẩm thay thế dành cho người bệnh tiểu đường. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo nhu cầu phát triển của trẻ.
Tăng cường vận động
Bố mẹ nên cho trẻ tập thể dục thường xuyên hơn vì tập thể dục có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần phải chăm sóc chân và kiểm tra mắt trẻ thường xuyên để ngăn chặn các biến chứng trong tương lai.
Việc tăng cường vận động với trẻ bị bệnh đặc biệt có ý nghĩa trong việc giúp giảm lượng đường trong máu và giảm đề kháng insulin.
Thường xuyên theo dõi đường huyết
Trẻ bị tiểu đường cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên và duy trì đường huyết ổn định. Định kỳ mỗi 2 tháng một lần kiểm tra chỉ số HbA1C. Làm xét nghiệm ceton nước tiểu để phát hiện sớm biến chứng nhiễm toan ceton.
Ngoài ra, cần lưu ý đến một số biểu hiện biến chứng cấp để có biện pháp xử lý kịp thời. Như tình trạng hạ đường huyết với các biểu hiện như chóng mặt, choáng, mệt mỏi… Để bổ sung đường ngay cho trẻ bằng việc cho ngậm kẹo, ăn bánh ngọt, uống nước đường…. Cấp cứu kịp thời khi có biến chứng cấp nhiễm toan ceton với các biểu hiện: nôn, buồn nôn, đau bụng, giảm thân nhiệt…
Tiểu đường là bệnh mạn tính và cần điều trị trong thời gian dài. Nếu phòng và điều trị bệnh tốt, trẻ vẫn phát triển khỏe mạnh. Ngăn ngừa biến chứng cấp xuất hiện và làm chậm lại quá trình xảy ra các biến chứng.