Làm thế nào nhận biết các dấu hiệu tiểu đường tuýp 2 khi mà hiện bệnh tiểu đường nay đang có xu hướng trẻ hóa và có những biến chứng nguy hiểm. Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là mức glucose – một loại đường trong máu cao hơn bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường có thể nhẹ đến mức bạn không nhận thấy.
Một số người không phát hiện ra mình bị mắc bệnh cho đến khi có những biến chứng nặng. Khi bạn cảm thấy buồn nôn, khát nước, chân tay tê bì, vết thương lâu lành,… cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, vì đó có thể là những dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.
Một số dấu hiệu tiểu đường tuýp 2
Tiểu nhiều, khát nhiều
Nếu bạn muốn đi tiểu thường xuyên – đặc biệt nếu bạn thường phải thức dậy giữa đêm để vào toilet, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường.
Những quả thận phải hoạt động mạnh để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, vì thế nó sẽ thúc bạn thức dậy – có khi là vài lần – trong đêm. Còn khát nhiều nghĩa là cơ thể bạn đang cố gắng để bù lại lượng dịch đã mất đi.
Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, và “là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao”.
Giảm cân
Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân – có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng – nhưng đây không phải là tín hiệu vui.
Bởi vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào – nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang “đói” và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.
Hai quả thận của bạn khi đó cũng phải làm việc cật lực để loại bỏ lượng đường dư. Và điều này lại cần đến rất nhiều năng lượng. “Những quá trình này đều tiêu hao nhiều năng lượng, vì thế bạn bị thiếu hụt calo”.
Luôn cảm thấy đói
Những cơn đói dữ dội là một dấu hiệu khác của tiểu đường. Có thể bắt nguồn từ việc đường máu quá cao hoặc quá thấp. Khi đường máu tụt dốc, cơ thể nghĩ rằng nó không được ăn, và nài xin thêm glucose để cần cho hoạt động tế bào.
Bệnh về da
Da ngứa – có lẽ là kết quả của việc da bị khô hoặc tuần hoàn kém – thường là dấu hiệu của tiểu đường, cùng với các bệnh về da khác như thâm da (quanh cổ hoặc hõm nách).
Những người có các dấu hiệu này chắc chắn đã có hiện tượng kháng insulin, dù cho đường máu của họ có thể chưa cao. Vì thế, khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra đường máu.
Lâu lành vết thương
Nhiễm trùng, vết xước và các chỗ thâm tím không lành nhanh là một dấu hiệu điển hình khác của bệnh tiểu đường.
Điều này xảy ra do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể – một điều cần thiết để vá lành vết thương.
Nhiễm nấm
Tiểu đường khiến cho cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và các loại nấm khác. Nấm và vi khuẩn đều sinh sôi mạnh trong môi trường giàu đường.
Đặc biệt, phụ nữ cần cảnh giác khi nhiễm nấm candida âm đạo thường xuyên. Đây có thể là dấu hiệu bạn bị tiểu đường.
Mệt mỏi và cáu gắt
Tiểu đường khiến bạn mệt mỏi do phải dậy đêm thường xuyên. Và do cơ thể bạn phải vật lộn để bù lại lượng đường thiếu hụt. Khi đó bạn sẽ trở nên dễ nổi cáu.
Nhìn mờ
Nhìn nhòe, thấy chớp sáng hoặc thấy vật bay qua là hậu quả trực tiếp của lượng đường trong máu tăng cao.
Đó là vì khi glucose máu cao, nó làm thay đổi hình thái của thủy tinh thể và mắt. Tin vui là triệu chứng này sẽ đảo ngược khi đường máu trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu để tình trạng đường máu cao không kiểm tra trong thời gian dài. Glucose sẽ làm thay đổi tròng mắt vĩnh viễn, có thể gây mù, và không thể phục hồi.
Ngứa ran hoặc tê bì
Hiện tượng ngứa ran và tê bì ở bàn tay, bàn chân, cùng với cơn đau nóng bỏng hoặc sưng. Đây là các dấu hiệu cho thấy các dây thần kinh đang bị bệnh tiểu đường phá hoại.
“Nếu các triệu chứng đó mới xuất hiện, có thể sẽ đảo ngược được”. Đó là lý do vì sao chúng ta phải cố gắng kiểm soát đường máu càng sớm càng tốt.
Xét nghiệm máu
Muốn kiểm tra tiểu đường, bạn cần làm vài xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đường máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường.
Cách phòng tránh tiểu đường tuýp 2
Về chế độ ăn uống
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây.
- Hạn chế đồ uống có cồn
- Hạn chế ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
- Nên bổ sung các bữa phụ với sữa chua không đường hoặc trái cây.
- Hạn chế các đồ ngọt như kẹo, mứt, chè, socola…
- Nên chọn các loại chất béo không no (dầu ô liu, dầu canola, dầu ngô, hoặc dầu hướng dương) thay vì chất béo bão hòa ( bơ, chất béo động vật dầu dừa hoặc dầu cọ).
- Không bỏ bữa.
Chế độ luyện tập
- Nên lựa chọn môn thể thao phù hợp, luyện tập với mức độ thường xuyên song vừa phải không quá sức.
- Nên đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần ( 30 phút mỗi ngày). Không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần ( nâng tạ,..)
- Người già, người đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày
Bệnh tiểu đường tuýp 2 không lây lan và sẽ không quá nguy hiểm nếu chúng ta phát hiện và có những biện pháp can thiệp kịp thời. Qua bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về các dấu hiệu tiểu đường loại 2. Từ đó có biện pháp bảo vệ bản thân và những người xung quanh.