Rối loạn lipid máu hay còn gọi là rối loạn mỡ máu và tiểu đường là các bệnh lý chuyển hóa rất hay gặp hiện nay. Bệnh tiến triển âm thầm cho đến khi xuất hiện các biến chứng nặng nề nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Rối loạn loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường lại càng nguy hiểm đối với bệnh nhân, làm gia tăng đáng kể các nguy cơ về bệnh lý tim mạch.
Nguy cơ mắc tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường
Theo cách hiểu thông thường rối loạn lipid máu là tình trạng bất thường về số lượng và chất lượng của chất béo trong máu. Có thể xảy ra một hoặc nhiều các rối loạn sau: tăng cholesterol xấu (LDL cholesterol) hoặc giảm cholesterol tốt (HDL cholesterol), tăng chất béo trung tính trong máu (triglyceride). Nếu xuất hiện các bất thường, rối loạn lipid dễ dàng gây nên đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch so với người bình thường là 2 – 4 lần. Trong khi đó bệnh về tim mạch xếp thứ 2 trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở một số nước trong đó có Nhật Bản. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch là rối loạn lipid máu do bệnh tiểu đường.
Theo tiêu chuẩn ăn uống của Nhật Bản cần hạn chế lượng cholesterol là không cần thiết trong bữa ăn.
Theo Hội xơ vữa động mạch Nhật Bản (Japan Atherosclerosis Society). Hướng dẫn này chỉ hướng đến những người khỏe mạnh. Những người béo phì, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường tuýp 2. Bệnh nhân bị tăng triglyceride máu thì cần thiết phải giới hạn khẩu phần hấp thụ hằng ngày. Bệnh nhân bị cao huyết áp cần chú ý hơn đến lượng acid béo bão hòa và cholesterol.
Điều trị rối loạn lipid máu cho người bị tiểu đường
Điều trị bằng phương pháp can thiệp lối sống:
Các biện pháp can thiệp lối sống bao gồm: giảm cân, tăng hoạt động thể lực, liệu pháp dinh dưỡng, hạn chế yếu tố nguy cơ giúp bệnh nhân giảm rối loạn lipid máu, hạn chế BTMXV.
– Nên duy trì mức cân nặng lý tưởng và hạn chế béo dạng nam dành cho người Nam Á, BMI không quá 23.
– Thường xuyên tập thể lực có thể giúp cải thiện nồng độ LDL.C, HDL.C và Triglyceride. Thời gian ít nhất 150 phút/tuần, trung bình 30-45 mỗi ngày, khoảng 5 buổi /tuần.
Điều trị rối loạn lipid máu bằng liệu pháp dinh dưỡng:
Hạn chế thức ăn chứa Cholesterol. Cholesterol từ thực phẩm chủ yếu từ nguồn thịt động vật có thể làm tăng cholesterol máu, do vậy nên ăn dưới 200mg cholesterol/ngày.
Nguồn gốc cholesterol từ: lòng đỏ trứng, gan và các nội tạng khác, thịt nhiều mỡ , da của gia cầm, sản phẩm giàu chất béo từ sữa (sữa toàn phần, cream, pho-mat).
Điều trị rối loạn lipid máu bằng thuốc:
Trong trường hợp nếu bạn đã cải thiện lối sống mà vẫn không cải thiện được thì có thể dùng thuốc để kiểm soát chặt chẽ lượng lipid máu.
Các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu được sử dụng tùy thuộc tình trạng bệnh nhân.
- Nhóm thuốc statin có tác dụng giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt và giảm triglycerid.
- Nhóm thuốc fibrate có tác dụng hạ triglycerid mạnh, vì vậy tác dụng tốt với trường hợp tăng triglycerid.
Phòng ngừa các biến chứng tim mạch
Có thể nói cải thiện thói quen lối sống là quan trọng trong điều trị rối loạn lipid máu. Bởi những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát cân nặng sẽ có nhiều khả năng bị rối loạn lipid máu.
Các nguyên nhân gây rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường:
- Ít vận động, béo phì, béo phì bụng
- Đái tháo đường bỏ trị, đường huyết, huyết áp kiểm soát kém
- Ăn uống khoa học tránh dư thừa năng lượng
- Hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia…
Do đó để phòng ngừa cần có lối sống lành mạnh như:
– Chế độ ăn giảm muối (sử dụng ít hơn 6 g/ngày).
– Hạn chế ăn quá nhiều và duy trì cân nặng thích hợp
– Hạn chế tiêu thụ thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng.
– Nên ăn nhiều cá, các sản phẩm từ đậu nành, rau, hoa quả, rong biển
– Hạn chế uống rượu
– Tập thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày. Có thể chọn bài tập nhẹ nhàng và đơn giản như đi bộ.