Hầu hết những người đang điều trị tiểu đường bằng insulin đều có thể bị hạ đường huyết 1 lần. Cũng có những người nói rằng họ thậm chí bị nhiều hơn 1 lần. Cùng tìm hiểu về các triệu chứng hạ đường huyết.
Các triệu chứng hạ đường huyết khi điều trị tiểu đường bằng insulin
Những triệu chứng sẽ xuất hiện khi hạ đường huyết là gì?
“Tim đập thình thịch”, “đổ mồ hôi tay”, “bực bội, khó chịu”, “cảm thấy nhanh đói hơn”, … là những triệu chứng được nhắc tới ở trong sách giáo khoa.
Khi bạn vừa mới bắt đầu tiêm insulin, bạn được cảnh báo trước rằng nếu xuất hiện các triệu chứng như vậy là hạ đường huyết, trên thực tế, khi nào hạ đường huyết? là lúc tim bạn đập thình thịch hay gây kích ứng hoặc mơ mơ màng màng, cơ thể uể oải.
Có 2 loại triệu chứng hạ đường huyết
Các triệu chứng của hạ đường huyết chủ yếu được chia thành hai loại. “Triệu chứng thần kinh tự trị” và “triệu chứng suy nhược hệ thần kinh trung ương (CNSP)”.
“Các triệu chứng thần kinh tự trị” tiêu biểu là gây khó chịu, bực bội. Đây là triệu chứng xuất hiện do cơ thể phản ứng trở lại với hiện tượng hạ đường huyết và tiết ra rất nhiều hormon đối kháng insulin. Bạn sẽ cảm thấy quá khích, tức giận hay lo lắng, hoặc cảm thấy chóng mặt. Tại thời điểm này, lượng hormon insulin và hormon đối kháng insulin tiết ra là như nhau.
Bạn còn nhớ không? Hormon đối kháng insulin có tác dụng ngược lại với insulin, chúng cố gắng để làm tăng lượng đường trong máu.
Do đó, “các triệu chứng thần kinh tự trị” khi hạ đường huyết là một triệu chứng đang cố gắng tăng lượng đường trong máu để đáp ứng với hạ đường huyết. Hiện tượng này sẽ khiến cho lượng đường huyết trong máu bắt đầu tăng lên. “Các triệu chứng thần kinh tự trị” có thể được giải thích là triệu chứng gây ra bởi phản ứng của nội tiết tố cố gắng để tăng lượng đường trong máu.
“Triệu chứng thần kinh trung ương” gồm có cảm giác buồn ngủ, thất vọng, giảm khả năng (khó khăn trong việc đọc các chữ cái) hoặc có hành vi kỳ lạ.
Nhận biết hạ đường huyết qua sắc mặt
Những người không biết bị hạ đường huyết thường bị mất ý thức vì họ không phát hiện được các triệu chứng, đó là, các triệu chứng báo trước của hạ đường huyết. Nhiều người nhận ra rằng nếu họ có thể phát hiện sớm các triệu chứng hạ đường huyết, thì họ sẽ khắc phục được hiện tượng này.
Trong trường hợp như vậy, da của bạn trở nên nhợt nhạt, là vấn đề mà thường những người xung quanh sẽ dễ dàng phát hiện trước bạn. Sau đó, hãy nghĩ ra. Hãy đặt một tấm gương nhỏ soi chính mình ở một góc nào đó, như bàn làm việc chẳng hạn. Và thi thoảng, bạn hãy nhìn vào gương để kiểm tra. Tóm lại, nếu có thể, bạn hãy nhìn vào gương thường xuyên hơn một chút.
Đặc biệt, chúng ta nên nhìn gương vào thời điểm khoảng một giờ trước bữa ăn.
Với mẹo nhỏ này, bạn sẽ hạn chế được hiện tượng hạ đường huyết dẫn tới bất tỉnh.
Thời điểm cần gọi trợ giúp của y tế ngay nếu
– Xuất hiện các dấu hiệu sớm của hạ đường huyết, nhưng không cải thiện được khi ăn hoặc uống viên nén đường.
– Người mắc bệnh tiểu đường mất ý thức và glucagon tiêm không có sẵn.
– Các triệu chứng hạ đường huyết thường xuyên xuất hiện, vài lần một tuần.
Bệnh nhân có thể cần phải thay đổi liều lượng của thuốc hoặc thay đổi loại thuốc, điều chỉnh lại chương trình điều trị bệnh tiểu đường.